Trên tạp chí The Spine chỉ rõ, một số bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, những người chưa từng có vấn đề ở lưng, cổ, đã ghi nhận có tình trạng thoát vị đĩa đệm và có vấn đề ở đường cong sinh lý cột sống.
Đồng tác giả nghiên cứu, Todd Lanman, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh cột sống của TT Y khoa Cedars-Sinai Medical (Los Angeles, Hoa Kỳ) nói: "Trong phim X-quang, theo tự nhiên cột sống cổ thường cong ngược lại so với cột sống lưng nhưng những gì chúng tôi thấy là đường cong sinh lý của cổ đang bị đảo ngược. Nguyên nhân là do chúng ta nhìn vào điện thoại hàng giờ mỗi ngày".
"Khi bệnh nhân đến gặp tôi, họ đã ở trong tình trạng đau đớn tồi tệ và có vấn đề ở đĩa đệm".
"Mối lo ngại thật sự là chúng ta không biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những đứa trẻ đang sử dụng điện thoại cả ngày", Lanman bày tỏ lo ngại.
Ngoài thị lực, việc sử dụng smartphone còn có những tác động không tốt đến những bộ phận ở lưng và cổ của con người
Trong nghiên cứu của mình, Lanman và đồng tác giả nghiên cứu TS Jason Cuellar, một bác sĩ phẫu thuật cột sống ở Cedars-Sinai, chỉ rõ nguyên nhân: Mọi người thường nhìn xuống khi sử dụng smartphone, đặc biệt khi nhắn tin văn bản, so với lướt web hay xem video.
Nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng những người để cổ ở 45o thì so với khi đứng, tình trạng cổ của họ còn tệ hơn khi họ ngồi.
Các chuyên gia cho biết, tác động lên cột sống sẽ tăng lên ở các tư thế gập người. Bởi trong khi ở vị trí trung lập, đầu nặng khoảng 4,5-5,4kg. Thì khi nghiêng 15o, đầu sẽ nặng như thể 12kg và khi nghiêng 60o, đầu sẽ nặng tới 27 kg.
"Với người sử dụng điện thoại ngày nay, liệu việc sử dụng điện thoại từ năm 8 tuổi có khiến họ phải phẫu thuật năm 28 tuổi? Ở những trẻ mà cột sống vẫn còn tăng trưởng nhưng không phát triển nữa, chúng ta sẽ không thể chắc điều gì xảy ra hay liệu nó có dẫn tới sự thay đổi các phương pháp giải phẫu thông thường", Lanman lo ngại.
Những khuyến nghị đơn giản để giảm căng thẳng cho cổ
Lanman và Cuellar đề xuất những thay đổi đơn giản trong lối sống để giảm căng thẳng cho tư thế "đau cổ" do gõ điện thoại.
Họ khuyến nghị nên cầm điện thoại lên ngang mặt, hoặc gần mắt trong khi gõ văn bản trên điện thoại. Họ cũng đề xuất sử dụng 2 tay và 2 ngón cái để gõ ký tự nhằm tạo sự cân đối và vị trí thoải mái hơn cho cột sống.
Ngoài việc sử dụng điện thoại thông minh, các nhà cột sống học cũng khuyên những người làm việc máy tính hay máy tính bảng nên sử dụng giá đỡ sao cho màn hình ngang với tầm mắt một cách tự nhiên.
Với laptop, họ khuyến nghị một sự thích ứng tương tự bằng cách sử dụng 1 bàn phím và chuột riêng biệt sao cho màn hình máy tính xách tay ở vừa tầm mắt mà vẫn hiệu quả trong khi sử dụng.
"Thật khó để khuyến nghị một tư thế phù hợp cho tất cả người sử dụng smartphone. Nếu chúng ta nâng điện thoại lên ngang mắt sẽ tránh được cúi đầu nhưng nó lại tạo thêm áp lực cho vai và cánh tay phải dơ cao", Gwanseob Shin Viện Khoa học và công nghệ quốc gia Ulsan (Hàn Quốc) băn khoăn.
"Một khuyến cáo thực tế hơn có lẽ là chúng ta nên thường xuyên nghỉ ngơi hoặc luyện tập chăm chỉ để cơ cổ và vai khỏe mạnh", Shin nói.
"Một số ứng dụng có thể đưa ra những tín hiệu báo động khi người dùng ở tư thế cúi đầu kéo dài".
Thay đổi tư thế dùng tập luyện là những cách để hạn chế ảnh hưởng đến cổ và cột sống khi sử dụng smartphone
Lanman khuyến nghị nên tập các bài tập giãn cơ và các bài tập tư thế. Và bài tập của ông thường là cho bệnh nhân nằm trên giường với phần cổ và đầu nằm ở ngoài giường, kéo cổ ngược trở lại nhằm mục đích khôi phục lại đường cong bình thường ở cổ.
Trong khi ngồi, Lanman khuyến nghị nên chú ý tới cổ và cột sống bằng cách kiểm tra xem tai có thẳng với vai và vai có thẳng với hông.
"Hãy nhờ bạn bè chụp phần trên cơ thể trong khi bạn đang gõ điện thoại và rồi sử dụng bức ảnh này làm nền cho máy điện thoại", Shin nói.
"Điều này sẽ nhắc nhở bạn nghỉ ngơi thường xuyên. Ngay cả một khoảng nghỉ ngắn vài giây cũng giúp các mô trong cơ thể hồi phục".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.