Trung bình một ngày, Khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân, trước đó chỉ tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân. Số ca nhập viện điều trị do đột quỵ ở mọi độ tuổi, tuy nhiên người lớn tuổi vẫn chiếm số đông.
Bệnh nhân N.T.A. (64 tuổi, trú tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng yếu tay, không có cảm giác ở tay, nói khó. Sau khi thăm khám, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc đã chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ trên nền cao huyết áp.
Trường hợp khác là bệnh nhân N.Đ. (85 tuổi, trú tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), khi đang ăn cơm thì bệnh nhân bị nôn ói, tay chân không cử động, gia đình đưa đến bệnh viện thì được chẩn đoán bị đột quỵ tái phát lần 2.
Đây là hai trong nhiều trường hợp bị đột quỵ phải nhập viện cấp cứu trong những ngày gần đây. Theo các chuyên gia y tế, sự thay đổi thời tiết, nắng, mưa, nhiệt độ giảm sâu đột ngột dẫn tới cơ thể, nhất là người lớn tuổi không kịp thích nghi khiến mạch máu bị co hẹp lại trong lồng mạch, huyết áp tăng cao, lưu lượng máu đến não bị giảm so với thông thường và xảy ra đột quỵ.
"Hiện nay, bệnh đột quỵ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn gặp ở người trẻ tuổi, thậm chí có người mới ngoài 20 tuổi cũng đã bị đột quỵ. Đột quỵ có hai loại là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Nếu như đột quỵ nhồi máu não được phát hiện sớm trong vòng 4 giờ đầu thì có thể dùng phương pháp tiêu sợi huyết cho bệnh nhân. Còn bệnh nhân xuất huyết não thì điều trị nội khoa, trường hợp đặc biệt sẽ được điều trị ngoại khoa" - BSCKII. Huỳnh Thị Đoan Dung, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho hay.
Bất kỳ yếu tố nào cũng có thể khiến người bệnh bị đột quỵ, chẳng hạn như người mắc bệnh lý chuyển hoá như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, lối sống sinh hoạt không lành mạnh, làm việc căng thẳng… Qua tìm hiểu thực tế, những người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ hơn cả. Thông thường các yếu tố này sẽ xuất hiện ở người già, còn với bệnh nhân trẻ tuổi còn có các yếu tố về di truyền, sự bất thường về tình trạng đông máu, mạch máu dẫn đến nguy cơ mạch máu bị tắc hoặc bị vỡ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đột quỵ để lại hậu quả rất nặng nề. Các biến chứng liên quan đến tim, viêm phổi, nghẽn tĩnh mạch, sốt, đau, khó nuốt, co cứng chi, trầm cảm... Các biến chứng của đột quỵ khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý, có thể dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc khuyết tật vĩnh viễn, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình.
Để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ, mỗi người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh như: không hút thuốc lá, không uống rượu, bia; tăng cường vận động thể dục - thể thao; giữ cân bằng trong cuộc sống và công việc nhằm tránh căng thẳng tâm lý; thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu mỗi năm 1 lần… Những người từng có tiền sử bị đột quỵ cần dùng thuốc kiểm soát tốt huyết áp, thuốc dự phòng đột quỵ.
Người cao tuổi và người trung niên chủ động mặc ấm khi thời tiết chuyển lạnh; giữ ấm cơ thể trước khi đi ngủ và mỗi khi rời khỏi phòng hoặc nhà ở, kể cả đi bộ vào buổi sáng để tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột; người cao tuổi nên ngủ và dậy đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày, uống nhiều nước khi ngủ dậy vào lúc sáng sớm; về chế độ ăn uống, mọi người nên bổ sung rau xanh, hoa quả, ăn nhiều cá, ít thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thức ăn chế biến nên bổ sung một lượng muối vừa phải, hạn chế dầu mỡ; không nên hút thuốc lá và uống rượu, bia.
Khi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn, vận động yếu hoặc liệt, yếu chân tay, méo miệng, mất thăng bằng... tuyệt đối không tự ý sơ cứu, không cho bệnh nhân ăn uống bất kỳ thứ gì kể cả nước lọc và cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám kịp thời.
Đối với bệnh nhân bị tai biến, sau khi xuất viện, người bệnh và gia đình cũng cần chú ý cho người bệnh tích cực luyện tập tại nhà với các bài tập vận động nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu, thường xuyên động viên, chia sẻ, khích lệ người bệnh là hành động giúp người bệnh giữ được tinh thần lạc quan, tích cực, hạn chế nguy cơ lo âu, tự ti, trầm cảm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.