Theo TS.BS Hoàng Văn Lý, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh thường xảy ra đột ngột, người bệnh cười nói khó, đánh răng, súc miệng, nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành.
Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi cười méo lệch sang bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng.
Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn. Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được điều trị đúng. Nếu để lâu sẽ có 1 số biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa).
Cũng theo TS.BS Hoàng Văn Lý, liệt mặt, méo miệng chính là liệt mặt (liệt dây thần kinh số VII) ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt cùng bên gây nên. Đây là bệnh lý thường gặp, không phân biệt giới tính, độ tuổi.
Bệnh tuy không nguy hại đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ trên khuôn mặt, tác động đến tâm lý, làm người bệnh mất tự tin trong các hoạt động giao tiếp xã hội, khó khăn trong các hoạt động cộng đồng.
Bệnh liệt dây thần kinh mặt ngoại biên cần phân biệt với liệt mặt do tai biến mạch máu não, đó có thể là dấu hiệu sớm của liệt nửa người.
Triệu chứng và chẩn đoán
Chẩn đoán xác định liệt mặt ngoại biên chủ yếu dựa vào lâm sàng; một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân.
Triệu chứng: Cơ mặt 1 bên yếu liệt, xệ xuống gây nên tình trạng mất cân xứng giữa hai bên.
Khi nghỉ ngơi: Bên bệnh có biểu hiện lông mày hạ thấp hơn, khe mắt rộng hơn, nhắm không kín, thường chảy nước mắt nhiều hơn; rãnh mũi má mờ; mép và má xệ xuống; nhân trung lệch về bên lành.
Biểu hiện liệt mặt sẽ rõ hơn khi bệnh nhân thực hiện một số động tác: nhăn trán (nếp nhăn trán bên liệt mờ hơn), nhắm mắt (mắt bên liệt nhắm không kín), mỉm cười (miệng lệch sang bên lành). Bệnh nhân khó thực hiện các động tác huýt sáo, thổi lửa và ăn uống thường bị rơi vãi, đọng thức ăn ở bên liệt.
Trường hợp liệt mặt kín đáo, thầy thuốc có thể thực hiện thêm các nghiệm pháp để chẩn đoán chính xác hơn.
Các biểu hiện khác: Người bệnh thường gai rét, sợ lạnh, kèm theo đau đầu, đau mỏi vai gáy.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất là do lạnh (chiếm trên 80%) dẫn tới co thắt mạch nuôi dây thần kinh VII gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope.
Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi bệnh nhân gặp lạnh, đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh: ban đêm ngủ nằm điều hòa lạnh, có gió lùa, sau khi tắm vào phòng điều hòa lạnh, ngồi trên xe ô tô, xe bus mở điều hòa lạnh, tắm nước lạnh sau khi vận động ra mồ hôi,…
Trước đây, bệnh thường xảy ra vào mùa thu - đông và đông - xuân do thời tiết nhiều gió lạnh và hay thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ quá phổ biến, bệnh gặp nhiều hơn vào mùa nóng.
Đối tượng dễ mắc bệnh là những người có thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục, những người hay sử dụng rượu bia, đi sớm về khuya. Ngoài ra những người có tiền sử huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hay thức khuya cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.
Theo lý luận của Y học cổ truyền, "chính khí tồn nội, tà bất khả can" tức là khi cơ thể khỏe mạnh thì tà khí, các nguyên nhân gây bệnh không thể xâm phạm. Ngược lại, khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng suy giảm hoặc cơ thể không được giữ gìn, bảo vệ cẩn thận thì các yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm phạm gây bệnh. Phong hàn (gió lạnh) xâm phạm vào vùng đầu mặt làm khí huyết ứ trệ, kinh lạc bị bế tắc, không duy trì được các hoạt động bình thường của một bên mặt.
Một số nguyên nhân khác thường gặp: zona thần kinh, viêm tai xương chũm, u dây thần kinh, phẫu thuật, chấn thương...
Điều trị
Đối với những liệt mặt đã xác định được nguyên nhân, cần điều trị bằng các thuốc và phương pháp đặc hiệu
Khi liệt mặt do lạnh hay không xác định được nguyên nhân, điều trị bằng Y học hiện đại sẽ sử dụng corticoid liều cao kết hợp với các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, vitamin B kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu như chiếu đèn hồng ngoại.
Các phương pháp y học cổ truyền đã được sử dụng từ lâu đời và chứng minh được hiệu quả và an toàn khi điều trị liệt mặt ngoại biên.
Hiện nay, các phương pháp được áp dụng phổ biến bao gồm: điện châm; cứu ngải; xoa bóp bấm huyệt; thủy châm, laser châm; cấy chỉ… và uống thuốc y học cổ truyền phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân.
Thực tế lâm sàng cho thấy hiệu quả điều trị tăng lên khi kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị, đặc biệt điều trị càng sớm hiệu quả đạt được càng cao và rút ngắn được thời gian điều trị. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và hợp lý.
Phòng bệnh
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, khám bệnh định kỳ tại các cơ sở uy tín là cách tốt nhất phòng bệnh liệt mặt và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh như huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… ngoài ra vì nguyên nhân chủ yếu là do lạnh nên việc tránh gió, lạnh từ thiên nhiên hay điều hòa, ăn đồ sống lạnh… là rất quan trọng.
Đặc biệt là một bệnh tổn thương thần kinh nên việc điều trị sớm luôn là cách tốt nhất để có hiệu quả cao nhất và đề phòng biến chứng.
Khi bị liệt mặt (Liệt dây thần kinh số VII) ngoại biên, người bệnh có thể đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.