Cáng áp lực âm hạn chế lây nhiễm chéo khi vận chuyển F0

Quỳnh Anh, Tài Vũ, icon
09:39 ngày 26/09/2021

VTV.vn - Nhóm kỹ sư của Học viện Kỹ thuật Quận sự đã sáng chế ra cáng áp lực âm để vận chuyển người bệnh, có thể "nhốt" virus và hạn chế nguy cơ lây chéo.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng - Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết: Cáng áp lực âm là một buồng áp lực âm thu nhỏ được đặt lên trên một chiếc cáng. Về cơ bản, cáng có hình dáng như thông thường nhưng cấu tạo bên trong có thêm những chi tiết đặc biệt.

Cáng áp lực âm hạn chế lây nhiễm chéo khi vận chuyển F0 - Ảnh 1.

Cấu tạo của cáng áp lực âm gồm 1 khoang áp lực âm bằng nhựa trong suốt, mềm, cho phép quan sát được bệnh nhân, kín với môi trường xung quanh. Bên trong gồm 1 là bộ điều khiển điện tử, 2 bộ lọc virus có nhiệm vụ không cho virus phát tán ra môi trường xung quanh. Trong cáng còn gắn thêm thiết bị theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân trong quá trình di chuyển.

Cáng áp lực âm hạn chế lây nhiễm chéo khi vận chuyển F0 - Ảnh 2.

Theo nhóm thiết kế, cáng áp lực âm dễ sử dụng, phù hợp với người Việt Nam và có khả năng tái sử dụng. Đồng thời, theo các bác sĩ, loại cáng này hữu dụng cho cả bệnh nhân thường hoặc bệnh nhân COVID-19, để tránh phơi nhiễm cho những đối tượng khác.

Cáng áp lực âm hạn chế lây nhiễm chéo khi vận chuyển F0 - Ảnh 3.

PGS.TS Bác sĩ Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 Hà Nội cho biết: "Khi bệnh nhân vào viện nhưng chưa thể loại trừ được bệnh lý COVID-19, trong bối cảnh dịch bệnh thì vẫn phải đảm bảo người bệnh làm những quy trình như bình thường, nhưng không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, cho những bệnh nhân bình thường, cho nhân viên y tế khác. Khi sử dụng cáng áp lực âm này, chúng tôi thấy công việc của chúng tôi an toàn hơn, rút ngắn được thời gian mà chúng ta phải phân vân cho bệnh nhân lưu lại mà không được mà không được làm kỹ thuật nào khác".

Cáng áp lực âm hạn chế lây nhiễm chéo khi vận chuyển F0 - Ảnh 4.

Ngoài COVID-19, cáng áp lực âm cũng có thể sử dụng cho bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây khác như lao, sởi, thủy đậu, cúm...

Hiện, cáng áp lực âm này đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cùng một số Bệnh viện dã chiến tại các tỉnh, thành phía Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục