Nổi lên như một hiện tượng và được biết đến như một phương pháp chữa biếng ăn tâm lý hiệu quả nhất hiện nay, phương pháp Không Ép của Tiến sĩ dược Vũ Quỳnh Anh trong suốt 2 năm qua đã trở nên quá quen thuộc trong cộng đồng các mẹ bỉm sữa.
Phương pháp này đề cao sự tự nguyện trong việc ăn uống của trẻ em thay vì "ép, nhồi" các bé ăn như thói quen của nhiều mẹ hiện nay. Với những bé đang biếng ăn, việc bố mẹ ép ăn thật nhiều không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng mỗi khi đến giờ ăn.
Không ngừng nghiên cứu và phát triển, Tiến sĩ Quỳnh Anh đã sớm chứng minh được tính hiệu quả và đáng tin cậy của phương pháp Không Ép không những chỉ đối với các mẹ bỉm mà còn là các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Gần đây nhất, chị đã có một buổi tọa đàm cùng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia để giải đáp các thắc mắc xung quanh phương pháp chữa biếng ăn tâm lý của mình.
Thưa tiến sĩ Vũ Quỳnh Anh, phương pháp Không Ép thường bị phê phán là bỏ đói bé. Sự thật ra sao?
Với những ai chưa thật sự hiểu rõ phương pháp này, chỉ nghe loáng thoáng sẽ hiểu nhầm phương pháp này là phương pháp hành hạ bé, để bé thật đói rồi mới cho bé ăn. Trên thực tế, phương pháp này chưa bao giờ khuyến khích bỏ đói bé vô tội vạ.
Nếu nghĩ theo chiều hướng tích cực, thì phương pháp này tôn trọng quyền quyết định của bé, 1 khi bé đã từ chối, mẹ sẽ ngừng bữa và đợi tới cữ sau. Việc này dạy bé hiểu được nếu bé không hợp tác ăn ngoan, từ chối, thì bé sẽ bị đói tới cữ kế. chỉ có 1 chiếc bụng đói mới khiến bé biết trân trọng bữa ăn.
Ngay cả khi giãn cữ theo độ tuổi, thì tôi vẫn luôn nhắc nhở các mẹ 1 câu – nếu bé khóc mà mẹ không dỗ được bằng mọi cách, hãy cho bé ăn vì khi này bé đã rất đói rồi. Với việc ăn dặm, phương pháp này không khuyến khích cắt sữa, mà vẫn bù sữa cho bé sau cữ ăn với số lượng ít. Để bé không phải nhịn đói thời gian dài, nhưng vẫn đủ đói để có hứng thú với bữa ăn dặm.
Nếu như ban ngày bé không ăn gì, ban đêm, mẹ vẫn cần bù 1 lượng sữa khoảng 300ml nhằm đảm bảo an toàn cho bé trong những ngày đầu rèn luyện. Và con số 300ml này cũng chỉ duy trì được trong khoảng 3 tới 5 ngày. Vượt quá 5 ngày mà không có tiến triển mẹ cần ngưng tập, tránh việc gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Thưa bác sĩ, theo phương pháp không ép thì đa số trẻ hoàn thành việc ăn khá nhanh. Hầu hết bú bình chỉ trong 5-10p. Theo truyền thống và các tài liệu thì đa số khuyến khích trẻ bú trong 20-30 phút. Tốc độ bú nhanh liệu có phải việc đáng lo ngại?
Như tôi đã chia sẻ thì việc bú sữa của trẻ phải thực hiện từ từ vì đường ruột của bé không có nếp gấp như người trưởng thành và bú nhanh sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ, ói vòi rồng. Khả năng bú là tùy thuộc vào mỗi bé và thời gian bú theo tôi là không đáng lo ngại.
Một vài chuyên gia dinh dưỡng và được nhắc là dạ dày tống xuất thức ăn sau 3 tiếng. Như vậy sau khi chữa biếng ăn, các bác sĩ dinh dưỡng đề xuất quay lại giãn cữ gần hơn (3h) thay vì giãn 4 5h theo độ tuổi. Bác sĩ nghĩ gì về việc giãn cữ 4h-5h ở trẻ em?
Việc giãn cữ là một điều hoàn toàn bình thường dựa trên nhu cầu thực tế của bé và theo độ tuổi của bé. Theo tôi nếu rèn bé theo phương pháp Không Ép thì việc giãn cữ xa hơn có thể giúp bé tăng dần lượng ăn trên 1 bữa và mang lại kết quả tốt hơn. Theo ý kiến của tôi thì đây là cách khá hiệu quả để giúp bé dần thoát khỏi biếng ăn tâm lý.
Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và Tiến sĩ Vũ Quỳnh Anh.
Không ngừng khẳng định tính đột phá và hiệu quả trong việc giúp các mẹ bỉm thoát khỏi gánh nặng biếng ăn của con, với những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và tiến sĩ Vũ Quỳnh Anh, phương pháp Không Ép hiện nay không chỉ còn được thừa nhận trong cộng đồng các mẹ bỉm mà còn là lựa chọn của các bác sĩ đầu ngành khi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Hy vọng trong tương lai, các mẹ bỉm sẽ không còn lo lắng về con biếng ăn và các em bé sẽ ngày càng phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.