Nhìn từ dịch Zika ở TP.HCM: Khó kiểm soát và cần theo dõi thận trọng

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 17/12/2016 14:02 GMT+7

VTV.vn - Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, trong bối cảnh virus Zika có những biến đổi bất thường như hiện nay, việc theo dõi diễn biến dịch ở Việt Nam cần phải cẩn trọng.

 Hiện số ca nhiễm Zika tiếp tục tăng nhanh tại TP.HCM với bình quân trên 10 trường hợp nhiễm mới/tuần. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, tính đến 8h ngày 14/12, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 127 ca nhiễm Zika tại 22 quận, huyện trên địa bàn. Trong tổng số 24 quận, huyện, đến thời điểm này, chỉ còn quận 8 và quận 11 chưa phát hiện người nhiễm Zika. Thực trạng này khiến nhiều người dân tỏ ra lo ngại.

Đánh giá tình hình dịch bệnh tại TP.HCM hiện nay, PGS.TS Phan Trọng Lân phân tích: "Vào tháng 9/2016, khi nhiều nước trên thế giới có số bệnh nhân nhiễm Zika tăng, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung và số lượng bệnh nhân nhiễm virus đã gia tăng. Ở những tuần sau đó, số lượng các ca mắc Zika tăng dần, nhưng đến nay đã có sự ổn định giữa các tuần vì đây đang là thời điểm mùa đỉnh dịch sốt xuất huyết".

"Để đánh giá tình hình dịch, chúng ta dựa trên 3 vấn đề. Đầu tiên là nguồn lây nhiễm, thứ hai là vector truyền bệnh. Thứ ba là biện pháp phòng chống. Về nguồn bệnh, hiện nay trên thế giới có khoảng 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh nhiễm Zika. Phần lớn các nước này nằm trên một vùng dịch tễ học gọi là vành đai của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Như vậy, với cơ hội giao lưu nhanh chóng giữa các quốc gia, Việt Nam cũng khó kiểm soát bệnh Zika xâm nhập vào".

"Hơn nữa, có 80% các trường hợp nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng" -  PGS.TS Phan Trọng Lân nói thêm - "Ở khu vực phía Nam, có tới 40% khách quốc tế đi vào Việt Nam bằng con đường này nên việc kiểm soát sự lan tràn của bệnh cũng không dễ dàng".

"Tuy nhiên, khi bệnh Zika còn đang được tìm hiểu, khu vực phía Nam đã tăng giám sát. Đặc biệt khi có dấu hiệu tăng, cơ quan chức năng đã vào cuộc, tăng cường các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của dịch bệnh trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của dịch bệnh. Một vấn đề nữa là cuối năm là thời tiết lạnh, ít mưa nên mật độ muỗi giảm. Dó đó, dịch bệnh ZIka có thể chững lại".

TP.HCM tăng trung bình hơn 10 ca nhiễm Zika mỗi tuần TP.HCM tăng trung bình hơn 10 ca nhiễm Zika mỗi tuần 20/24 quận, huyện của TP.HCM có người mắc Zika 20/24 quận, huyện của TP.HCM có người mắc Zika 103 ca nhiễm virus Zika tại TP.HCM có 13 thai phụ 103 ca nhiễm virus Zika tại TP.HCM có 13 thai phụ
     

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, khu vực phía Nam đã tiến hành giám sát tất cả các trường hợp có biểu hiện nghi bệnh Zika. Đặc biệt, các trường hợp phụ nữ mang thai có biểu hiện nhiễm bệnh đều nhận được sự tư vấn của khối sản nhi và theo dõi suốt quá trình mang thai, sau khi sinh. Ngoài ra, các bé sơ sinh cũng được quan sát kỹ để phát hiện kịp thời dị tật bẩm sinh nếu có.

Dù đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch nhưng việc theo dõi diễn biến dịch Zika ở Việt Nam vẫn cần thận trọng. "Virus Zika đang có những biến đổi bất thường, trước năm 2007, virus thuộc dòng ở khu vực châu Phi hoặc châu Á khá nhẹ, chưa có biểu hiện nặng. Nhưng từ năm 2013 trở lại đây, virus có sự biến đổi bất thường. Những dòng virus gây ra bệnh Zika có khác nhau, chẳng hạn với virus ở khu vực phía Nam, nó tương ứng với chủng châu  Á nhưng lại không giống với chủng của Brazil hay Singapore", PGS.TS Phan Trọng Lân cho biết.

"Điều này cũng không thể khẳng định tỷ lệ thấp hay cao vì số lượng của chúng ta chưa đủ và những nghiên cứu đang còn đợi thời gian trả lời. Song dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng cần chuẩn bị những kịch bản mang tính xấu nhất có thể xảy ra", PGS.TS Phan Trọng Lân nói tiếp. 

"Việc tìm vắc-xin phòng chống Zika là nỗ lực của cả thế giới đang hướng đến. Nhưng trong thời gian trước mắt, chúng ta chưa thể có. Do đó, biện pháp tốt nhất là giám sát, kiểm soát và dự phòng hạn chế dịch thấp nhất trong cộng đồng".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước