Dạy đạo đức trong nhà trường còn nặng về lý thuyết

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 01/09/2019 10:22 GMT+7

VTV.vn - Không ít giáo viên và học sinh cho rằng, chương trình dạy Đạo đức, GDCD hiện vẫn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, trải nghiệm thực tế, nhiều nội dung quá trừu tượng.

Hiện có không ít phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc rèn kỹ năng cho con, tuy nhiên, nhiều cha mẹ học sinh vẫn quan tâm đến điểm số các môn văn hóa của con như Toán, Tiếng Việt, Lý, Hóa, tiếng Anh... nhiều hơn là điểm môn Đạo đức hay Giáo dục công dân.

Điều này cho thấy, mặc dù cần phải chú trọng nhiều hơn mục tiêu dạy người nhưng trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh luôn đề cao thành tích dạy chữ. Cha mẹ hay thể hiện sự không hài lòng với giáo viên về thành tích học tập của con em mình khiến giáo viên phải tập trung giải trình, ứng phó với phụ huynh về việc học chữ hơn là rèn người. Đây cũng chính là trở ngại khiến việc phối hợp trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh giữa gia đình và nhà trường kém hiệu quả.

Chương trình hiện hành đang triển khai dạy Đạo đức ở bậc Tiểu học và Giáo dục công dân ở THCS và THPT. Thế nhưng, nhiều ý kiến của cả giáo viên và học sinh đều cho rằng, chương trình hiện vẫn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, trải nghiệm thực tế khiến học sinh học môn này chưa hiệu quả. Thêm nữa, thời lượng dạy đạo đức khá là ít so với tổng thời lượng của chương trình. 

Trong khi đó, ở một số quốc gia khác cho thấy giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của cả chương trình giáo dục. Như tại Nhật Bản, môn Đạo đức được đưa vào dạy trong chương trình phổ thông kể từ lớp 1 cho đến lớp 9, mỗi năm khoảng 35 giờ học, chia thành 4 phần lớn. Phần thứ nhất là tu sửa đạo đức bản thân, bao gồm các bài học về phân biệt đúng sai, tốt xấu, sự tự lập, sự nỗ lực phấn đấu, mối quan hệ giữa tự do cá nhân với trách nhiệm. Phần thứ hai là quan hệ giữa bản thân với người khác, như lòng nhân ái, tình bạn, sự tin cậy lẫn nhau, lòng biết ơn. Phần thứ ba là cách sống trong tập thể và cuối cùng là biết quý trọng mạng sống và biết yêu thiên nhiên. Các bài học phần lớn là ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.

Việc giáo dục đạo đức tại Nhật Bản là hoạt động mang tính toàn diện, không chỉ là đạo đức cá nhân mà còn là mối quan hệ với những người xung quanh, với xã hội và cách giáo dục tốt nhất là thông qua các hành động mang tính thực tế, diễn ra hàng ngày như học cách quản lý đồ đạc, chăm sóc cây, đi học đúng giờ, ăn hết phần cơm của mình trong bữa trưa và tự dọn dẹp sau khi ăn xong. Tất cả những điều này giúp trẻ em dần dần tạo thành những thói quen tốt, có ích, sau này lớn lên sẽ có khả năng hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Bài học từ Nhật và một số quốc gia khác cho thấy, giáo dục đạo đức giúp cho các em khắc sâu những giá trị cốt lõi như thiện tâm và không gây hại, công bằng, chính trực, tôn trọng quyền và phẩm giá của con người. Nó giúp hình thành cho học sinh tư duy phản biện, thể hiện trách nhiệm công dân tham gia hiệu quả vào đời sống chính trị xã hội của đất nước.

Phải tạo chuyển biến về giáo dục đạo đức lối sống Phải tạo chuyển biến về giáo dục đạo đức lối sống

VTV.vn - Kể từ năm học này, ngành giáo dụ và đạo tạo phải tạo ra được sự chuyển biến căn bản trong dạy và học đạo đức, lối sống cũng như kỹ năng sống.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước