Xuất ngoại gặp khó, con cá tra quay đầu "nịnh" người dùng trong nước

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 11/06/2020 15:15 GMT+7

VTV.vn - Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành hàng cá tra đang bị đình trệ vì COVID-19. Vì vậy, thị trường nội địa đang là một hướng đi cho ngành hàng này.

Thúc đẩy tiêu thụ cá tra ở thị trường nội địa

Ngành hàng cá tra được đánh giá là ngành kinh tế "tỷ đô" của Việt Nam. 95% sản lượng là để dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của ngành hàng này đang bị đình trệ vì COVID-19.

Cá tra là loài cá da trơn, thịt trắng, mềm, ít xương, rất phù hợp cho người già và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, hầu như rất ít người tiêu dùng miền Bắc được tiếp cận với sản phẩm này. Nguyên nhân được xác định là do hầu hết doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu. Hội chợ Kết nối tiêu thụ cá tra tại thị trường nội địa đang diễn ra tại Hà Nội là dịp để người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm thủy sản này.

Xuất ngoại gặp khó, con cá tra quay đầu nịnh người dùng trong nước - Ảnh 1.

Chế biến cá tra tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. (Ảnh: Báo Người lao động)

Snack da cá tra là sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu ở hội chợ. Sản phẩm được DN dự định đưa ra thị trường nội địa vào dịp Tết, nhưng COVID-19 đã khiến mọi kế hoạch bị đình trệ. Vì vậy, hội chợ là cơ hội để tiếp cận với nhiều khách hàng và đối tác nhất có thể.

Xuất ngoại gặp khó, con cá tra quay đầu nịnh người dùng trong nước - Ảnh 2.

Da cá tra được chế biến thành snack.

Bên cạnh snack da cá, ở hội chợ này, gần 100 loại sản phẩm chế biến từ cá tra cũng được tiếp thị đến người tiêu dùng: từ phi lê, cá tra cắt khúc, chả cá, đến các loại collagen, dầu cá và cả kẹo cho trẻ em…

Nhiều DN lựa chọn đa dạng hóa sản phẩm để đẩy mạnh thị trường trong nước. Vấn đề là làm sao để thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Một bể cá tra cũng được trưng bày ở hội chợ cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về loại thủy sản này.

Kết nối cung - cầu cá tra tại thị trường trong nước

Hiện nay, tổng diện tích nuôi cá tra nước ta là khoảng 6.000ha với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt hơn 2 tỷ USD. Cá tra cũng là một trong những mặt hàng thủy sản của Việt Nam đạt mọi tiêu chuẩn quốc tế và được các thị trường khó tính bậc nhất như: Mỹ, EU, Nhật Bản ưa chuộng. Cá tra đã có mặt ở 119 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hội nghị kết nối cung cầu cho các sản phẩm cá tra đã diễn ra ngay tại hội chợ. Hàng loạt hợp đồng hợp tác tiêu thụ đã được ký kết ngay tại hội nghị này để đưa sản phẩm cá tra vào các hệ thống siêu thị như: Big C, VinMart và các bếp ăn tập thể.

Xuất ngoại gặp khó, con cá tra quay đầu nịnh người dùng trong nước - Ảnh 3.

Ngành hàng cá tra được đánh giá là ngành kinh tế "tỷ đô" của Việt Nam. (Ảnh: Báo Người lao động)

Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, thị phần trong nước của cá tra đã giảm từ 10% trước đây xuống chỉ còn 5%. Vì vậy, thúc đẩy thị trường trong nước là nhiệm vụ đặt ra cấp thiết vào lúc này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Nếu chúng ta khai mở được thị trường trong nước, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu kép: vừa tăng sản lượng, vừa nâng cao giá trị cá tra và tạo ra thị trường tiêu thụ với sản phẩm đa dạng để người dân có thể lựa chọn".

Cũng theo Bộ trưởng, không phải vì khó khăn mới quay về thị trường nội địa, mà phải xem đây là một thị trường trọng điểm, các DN cần đặc biệt chú trọng đến thị hiếu của người tiêu dùng như: thịt cá phải dai hơn, săn chắc hơn…

Ước tính, nếu đẩy tiêu thụ ở trong nước được 20% - 30% sản lượng thì ngành cá tra sẽ phát triển bền vững. Hiện, nhiều nhà phân phối cũng đang có những tính toán riêng để tìm cơ hội ở mặt hàng này.

Thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt với các loại cá tra, cá basa Thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt với các loại cá tra, cá basa

VTV.vn - Nổi tiếng tại thị trường nước ngoài nhưng tại thị trường nội địa, các loại cá tra và cá basa vẫn chưa được người tiêu dùng Việt chú ý.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước