Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen đã chỉ ra 2 mẫu hình người tiêu dùng mới nổi. Đó là chi tiêu tiết chế và chi tiêu khó khăn.
Với nhóm chi tiêu tiết chế là vẫn lựa chọn những mặt hàng sang trọng, cao cấp nhưng với lượng ít hơn. Còn với nhóm chi tiêu khó khăn là mặc đinh là ăn và sinh sống tại nhà với mức chi tiêu rất ít. Cụ thể về xu hướng chi tiêu của 2 nhóm người tiêu dùng này là gì?
Phóng viên VTV Digital đã có cuộc phỏng vấn với bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc Nielsen Hà Nội về các mẫu hình tiêu dùng sau đại dịch COVID-19.
PV: Thưa bà, điểm nổi bật của nhóm chi tiêu tiết chế đó là họ vẫn thoải mái lựa chọn các mặt hàng tiêu dung nhanh và chỉ hạn chế với những mặt hàng sang trọng hay cao cấp thôi. Có vẻ như dịch bệnh không làm thay đổi quá nhiều cách chi tiêu của nhóm này ạ?
Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc Nielsen Hà Nội: Họ không bị ảnh hưởng quá nhiều về mặt thu nhập trong thời gian vừa qua vì vậy cho nên họ vẫn đủ khả năng để chi tiêu những sp hàng hoá tiêu dung nhanh hang ngày…Những gì họ thích họ vẫn có thể mua được và đặc biệt là 1 số sản phẩm cao cấp hay xa xỉ thì có vẻ như họ cho phép mình được chi tiêu những sản phẩm đấy. Tuy nhiên theo quan sát chúng tôi thấy rằng họ vẫn chi tiêu hạn chế hơn so với thời gian dịch bệnh.
Bà Đặng Thúy Hà trả lời phỏng vấn của PV VTV.
PV: Còn với những thay đổi nổi bật nhất của nhóm chi tiêu khó khăn là gì thưa bà?
Bà Đặng Thúy Hà: Họ thực sự bị ảnh hưởng trong đại dịch covid này có thể liên quan đến câu chuyện mất việc, bị giảm lương or bất cứ cái ảnh hưởng nào tiêu cực từ phía covid. Họ cân nhắc rất nhiều phải mua cái gì, cái gì là thiết yếu, cái gì là thực sự cần thiết và đồng thời quan tâm đến câu chuyện giá cả. Điều đó đang thể hiện họ chưa thực sự quá nhiều tự tin vào công việc của tương lai hay thu nhập trong tương lai vì vậy cho nên chi tiêu họ rất phải kiềm chế.
PV: Với xu hướng mới này người tiêu dùng cần có cách ứng xử như thế nào để đạt được hiệu quả trong chi tiêu thưa bà?
Bà Đặng Thúy Hà: Những người vẫn có thu nhập ổn định nhưng họ vẫn phải đề cao cảnh giác, họ phải lường trước khả năng có covid khác tiếp tục hoặc có khả năng có nhiều điều bất ngờ xảy ra nên đầu tiên phải quản lý túi tiền. Thứ 2 là quản lý danh mục hàng hoá. Tôi có tưng đây tiền, tôi sẽ mua sản phẩm nào từ việc mua sắm thoải mái tới việc mua sắm những gì rất cần thiết. Và giá trị những hàng hoá đó mang lại có thật sự cần thiết hay không. Họ mua sắm tích trữ không còn quan trọng nữa
PV: Dịch bệnh rồi sẽ qua, xu hướng tiết giảm chi tiêu sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn hay nó sẽ định hình trong tương lai?
Bà Đặng Thúy Hà: Họ sẽ phải thay đổi theo những gì thay đổi ở xung quanh…Đây là cơ hội để người tiêu dùng nhìn lại bản thân, nhìn lại xem giá trị cuộc sống của họ là gì. Những khoản thu nhập đến từ đâu và chi tiêu như thế nào để cho hợp lý. Chúng ta phải chủ động hơn trong việc đưa kế hoạch chi tiêu như thế nào trong ngắn hạn và dài
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của bà.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!