Xây dựng nghề cá có trách nhiệm

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 31/03/2019 20:13 GMT+7

Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.

VTV.vn - Đây cũng là công việc trọng tâm lúc này ở 28 tỉnh, thành phố ven biển, bời nếu không thì sẽ khó gỡ bỏ thẻ vàng trong xuất khẩu thủy sản mà EU đã đưa ra đối với Việt Nam.

Những tàu câu cá ngừ đại dương trở về sau chuyến biển, chủ tàu cá có mặt ngay tại Văn phòng kiểm soát nghề cá.

Sản lượng cá khai thác trong chuyến biển là bao nhiêu?, được khai thác ở ngư trường nào, tương ứng với lịch trình khai thác ra sao?, tất cả được ngư dân cung cấp ngay, để từ đó phía Văn phòng kiểm soát nghề cá thông tin đến đơn vị thu mua. Nếu đây là hải sản khai thác bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ từ chối thu mua.

Những công việc như vậy, nếu như những năm trước còn khá bỡ ngỡ đối với cả ngư dân lẫn doanh nghiệp thì nay, mọi chuyện đều suôn sẻ.

Một phần việc tuyên truyền ngăn chặn khai thác bất hợp pháp, sau một thời gian, giờ nhiều ngư dân đã có ý thức tuân thủ. Hơn nữa, ở những địa phương như tỉnh Khánh Hòa đã hình thành chuỗi liên kết trong khai thác hải sản giữa ngư dân với doanh nghiệp. Cả hai cùng có trách nhiệm trong ngăn chặn khai thác bất hợp pháp.

Hiện tại, Khánh Hòa đã hình thành 8 nghiệp đoàn nghề cá, 70 tổ hợp tác nghề cá với hơn 600 tàu khai thác xa bờ. Đến lúc này, cũng đã có hơn 100 tàu khai thác xa bờ ở tỉnh Khánh Hòa đã tham gia vào các chuỗi liên kết.

Như vậy, việc xây dựng nghề cá có trách nhiệm là hoàn toàn có thể làm được, nếu mọi thành viên trong chuỗi từ khai thác đến thu mua, chế biến, tiêu thụ đều nhận thức được rằng: nghề cá có trách nhiệm thì ngư dân mới gắn bó sinh kế lâu dài với biển.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước