“Xanh hóa” ngành dệt may: Cần chuyển đổi nhanh hơn

Hòa An-Thứ hai, ngày 24/10/2022 11:15 GMT+7

VTV.vn - Các chuyên gia cho rằng, xanh hóa ngành dệt may là xu thế cần chuyển đổi nhanh hơn tại Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khá tích cực, đạt 35,3 tỷ USD, tăng 21,6 % so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dự báo trong quý 4 năm nay và năm 2023 ngành dệt may sẽ gặp những khó khăn nhất định khi nhu cầu chi tiêu giảm tại các thị trường Hoa Kỳ, EU. Vậy ngành dệt may cần có giải pháp gì để ứng phó? Hội nghị khoa học toàn quốc về dệt may và da giày lần thứ 3 vừa được tổ chức mới đây, đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể.

Chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ngành dệt may được xem là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Để có thể giữ vững tốc độ xuất khẩu cũng như nâng chất thị trường dệt may của Việt Nam theo xu hướng của thế giới, nhiều giải pháp, xu hướng thời trang đã được cập nhật tại Hội nghị khoa học toàn quốc về dệt may và da giày lần thứ 3, trong đó nổi bật là xu hướng thời trang số.

"Nhà sản xuất có thể chuyển từ hình ảnh 3D về hình ảnh thiết kế 2D trong thực tiễn để thiết kế cắt may và sản xuất sản phẩm đó. Trong thời gian ngắn như vậy có thể gửi tới người tiêu dùng. Thời trang số có thể nói rất phát triển, hữu ích và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay", bà Phan Thanh Thảo, Viện trưởng Viện Dệt may, Da giày và Thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết.

“Xanh hóa” ngành dệt may: Cần chuyển đổi nhanh hơn - Ảnh 1.

9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khá tích cực, đạt 35,3 tỷ USD, tăng 21,6 % so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo các chuyên gia, xanh hóa ngành dệt may là xu thế cần chuyển đổi nhanh hơn tại Việt Nam, khi các thị trường xuất khẩu chính như EU, Hoa Kỳ đã bắt đầu có những quy định hướng tới một hệ sinh thái xanh.

"Bài toán đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải làm đồng bộ từ nhà máy xanh phải đảm bảo từ khâu thiết kế. Ví dụ nhà máy may muốn đảm bảo tiêu chuẩn xanh phải có 30% năng lượng tự sản xuất, phải lắp đặt pin mặt trời", ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, cho hay.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng các doanh nghiệp cần ứng dụng nhiều công nghệ mới trong dệt nhuộm bền vững để nâng chất thương hiệu Việt.

Ngành dệt may: Phát triển bền vững thay vì 'xây lâu đài trên cát' Ngành dệt may: Phát triển bền vững thay vì "xây lâu đài trên cát"

VTV.vn - Sản xuất theo chuỗi với sự phát triển mạnh của công nghiệp hỗ trợ dệt may được xem là yếu tố tiên quyết cho sự bền vững của ngành dệt may.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước