Vốn FDI vào Việt Nam năm 2019 tiếp tục là con số ấn tượng với 20 tỷ USD

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 20/12/2019 14:22 GMT+7

VTV.vn - Trong đó, xu hướng mua bán, sáp nhập M&A "lên ngôi", tăng tới hơn 47%, còn vốn đăng ký cấp mới hay điều chỉnh đều giảm so với cùng kỳ.

Theo đó, doanh nghiệp ngoại chọn cách mua lại doanh nghiệp nội thay vì đổ vốn thành lập doanh nghiệp mới hay mở rộng công ty cũ của họ. Theo tờ Thời báo Kinh doanh, nguyên nhân là do chi phí và thủ tục của xu hướng này tiết kiệm hơn so với 2 phương án còn lại.

Với số vốn M&A hơn 12 tỷ USD, chiếm hơn một nửa vốn FDI, nên chăng cần có một chính sách "nắn dòng" để quy định tối đa trong 5 năm bao nhiêu % được phép M&A, ngành nghề nào cần hay không cần M&A? Bên cạnh đó, lượng vốn từ Trung Quốc tăng mạnh và chiếm tỷ lệ lớn nhất, được xác định là do bất ổn thương chiến Mỹ - Trung, đòi hỏi sự siết chặt các dòng vốn M&A với ý định nhằm né tránh thuế quan, mượn xuất xứ "made in Việt Nam". 

Một lần nữa cơ cấu FDI này đòi hỏi một bộ lọc vốn nước ngoài chặt chẽ hơn nữa bởi giai đoạn trải thảm đỏ với tất cả nhà đầu tư đã qua từ rất lâu.

Vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng đột biến Vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng đột biến

VTV.vn - Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, vốn đăng ký cấp mới từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 11 tháng năm nay đã hơn gấp đôi cả năm 2018, đạt 2,28 tỷ USD.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước