WB: Việt Nam cần sớm đổi mới 4.0 để có thể tạo nên “kỳ tích sông Hồng”

Anh Đặng (tổng hợp)-Thứ sáu, ngày 26/06/2020 10:06 GMT+7

(Ảnh minh họa)

VTV.vn - Đây là chia sẻ của ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, trong buổi trò chuyện trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Vượt “ngưỡng” vô hình để bứt phá

Đại diện Ngân hàng Thế giới nhận định, quá trình cải cách cũ dường như đã kịch ngưỡng, để Việt Nam phát triển lên một bậc nữa thì cần phát triển khác, một cuộc đổi mới để phá vỡ trần vô hình, một cuộc đổi mới vượt qua các thách thức hiện nay, hay còn gọi là "đổi mới 4.0", thiên về chất hơn. 

Để làm được điều đó, trước tiên Việt Nam cần tăng khả năng đổi mới sáng tạo cho bộ máy nhà nước, trong đó cần tận dụng thế mạnh kỹ thuật số để cải cách. Thứ hai là công tác lập kế hoạch và nâng cao năng lực cần thiết và liên quan đến đội ngũ triển khai thực hiện, làm sao để đưa những quyết sách hiệu quả vào cuộc sống. 

WB: Việt Nam cần sớm đổi mới 4.0 để có thể tạo nên “kỳ tích sông Hồng” - Ảnh 1.

Ôông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam

Việt Nam cũng cần nhiều hơn các báo cáo phân tích chính xác hiệu quả, minh bạch và kịp thời để giúp việc ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, có sức tác động hơn. 

Ông Ousmane Dione cũng cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy ngoại giao kinh tế để mở đường cho doanh nghiệp vươn ra nước ngoài, tiếp cận công nghệ mới, tạo nguồn lực mới. 

Khi tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do, có không ít doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới, nhưng số đông vẫn chưa tận dụng được cơ hội để tạo sự gắn kết với khu vực đầu tư nước ngoài để vươn ra bên ngoài. Đáng khích lệ là khi tham gia sân chơi lớn, Việt Nam có động lực rất tốt để buộc phải nâng cao tiêu chuẩn của chính mình.

Việt Nam cũng cần củng cố, tích hợp được nhiều nguồn lực để tăng trưởng nhanh và bảo đảm bền vững, giữ được môi trường xanh sạch, giảm khí thải, giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, sạt lở đất, bảo vệ nguồn tài nguyên...

WB: Việt Nam cần sớm đổi mới 4.0 để có thể tạo nên “kỳ tích sông Hồng” - Ảnh 2.

Việt Nam cần thúc đẩy ngoại giao kinh tế để mở đường cho doanh nghiệp vươn ra nước ngoài. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Đại diện WB nhận định: “Việt Nam hôm nay đang đứng trước ngã ba đường với các lựa chọn. Do đó, nếu có bước chuyển đổi chính xác thì trong khoảng hơn 10 năm tới, Việt Nam trong tương lai gần sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao, là hình mẫu để chia sẻ cho các nước mới nổi. Tôi tin rằng Việt Nam đổi mới mạnh mẽ và đúng cách sẽ tạo nên “Kỳ tích sông Hồng”.

Điểm sáng chống dịch COVID-19

Về công tác chống dịch COVID-19, đại diện WB đánh giá, Việt Nam đã phòng, chống tốt dịch bệnh COVID-19, trở thành điểm sáng của thế giới về chống dịch.

WB: Việt Nam cần sớm đổi mới 4.0 để có thể tạo nên “kỳ tích sông Hồng” - Ảnh 3.

Đại diện WB đánh giá cao chiến dịch chống COVID-19 của Việt Nam (Ảnh: Getty)

Ông Ousmane Dione cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những quyết định dũng cảm, hy sinh một số lợi ích kinh tế một cách hợp lý như: thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa trường học, ngừng các chuyến bay, đóng cửa một số tuyến biên giới đúng lúc...

Kết quả của Việt Nam đạt được do biết kết hợp giữa vai trò lãnh đạo quyết liệt, quyết định kịp thời dù đầy khó khăn của Chính phủ với tính kỷ cương và tinh thần trách nhiệm của cộng đồng, của người dân Việt Nam.

Trong khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành trên thế giới, nhiều nước phát triển đến nay vẫn đang vật lộn với dịch bệnh, Việt Nam đang trở lại trạng thái bình thường mới. Thậm chí, Việt Nam đã có những kết quả tăng trưởng ấn tượng trong khi tăng trưởng của thế giới về âm.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam tái khởi động nền kinh tế Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam tái khởi động nền kinh tế

VTV.vn - Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam tái khởi động nền kinh tế, xây dựng Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước