Việc xử lý nợ xấu được khơi thông nhờ Nghị quyết 42

Trường Chinh, Công Tùng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 21/08/2018 06:39 GMT+7

VTV.vn - Nhờ Nghị quyết 42, VAMC từ chỗ không mua được khoản nợ nào theo giá trị thị trường, đến nay đã đạt tổng giá mua nợ gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của 4 năm trước đó.

Gần 2.400 tỷ đồng là tổng giá trị khoản nợ mà Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa ra thông báo bán đấu giá. Đây là số tài sản của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và nhóm 95 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Tài. Đây là ví dụ mới nhất tiếp tục cho thấy hiệu quả của Nghị quyết 42 trong việc "khơi thông" quá trình xử lý nợ xấu.

Khu đất có diện tích 275 m2 là trụ sở chính của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Đây là một trong 3 bất động sản VAMC đang rao bán đấu giá để xử lý khoản nợ nghìn tỷ của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn.

Ngoài các bất động sản, tài sản thứ 4 để đấu giá là 5.200.000 cổ phiếu GTT của Công ty "anh em" Thuận Thảo thuộc sở hữu của của Chủ tịch HĐQT. Giá khởi điểm đấu giá 1.208 tỷ đồng.

Theo quy trình cũ, trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, khoản nợ như của Thuận Thảo Nam Sài Gòn sẽ bó buộc chỉ một vài đối tượng mới được phép mua. Nhưng nay chỉ cần đủ năng lực, hầu như tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tham gia. Đại diện VAMC nhận định quy định mới này tạo cơ hội cho Thuận Thảo Nam Sài Gòn có được nhà đầu tư mới để tái cơ cấu hoạt động.

Nghị quyết 42 ra đời hơn 1 năm nay đã trao cho VAMC các quyền cốt lõi là thu giữ tài sản và yêu cầu thực hiện các thủ tục rút gọn trong tố tụng, thi hành án. Nhờ vậy, VAMC đã đạt tổng giá mua nợ hơn 3.100 tỷ đồng cũng như thu hồi nợ được hơn 30.800 tỷ đồng.

Giới chuyên gia cho rằng việc xử lý nợ có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa nếu có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhưng chỉ khi những rào cản pháp lý hiện nay được tháo gỡ. Trước mắt, Nghị quyết 42 đã tạo được cơ sở nền tảng để hình thành thị trường mua bán nợ trong tương lai. 

VAMC cũng định hướng từ 2018 và các năm tới sẽ giảm dần việc mua nợ xấu bằng việc phát hành trái phiếu đặc biệt, chuyển dần sang hình thức mua đứt bán đoạn theo thị trường.

Hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý sau Nghị quyết 42 Hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý sau Nghị quyết 42 Nghị quyết 42 - Gỡ thế “đứng cho vay, quỳ đòi nợ” Nghị quyết 42 - Gỡ thế “đứng cho vay, quỳ đòi nợ” Cơ chế xử lý nợ xấu của Nghị quyết 42 Cơ chế xử lý nợ xấu của Nghị quyết 42

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước