Vì sao nông sản ngoại có quyền đắt, nông sản Việt thì không?

Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 23/06/2019 05:21 GMT+7

VTV.vn - Chuyện nông sản ngoại đắt có lẽ là bình thường với nhiều người nhưng chuyện hàng nội đắt cũng khiến không ít người nghi ngờ.

Cua Pha Lê nhập khẩu từ Australi là nhân vật khá hot trên mạng xã hội tuần qua. Loại cua này có giá khá đắt đỏ, đến 2,5 triệu/kg, gấp 5-6 lần giá cua thông thường. Không chỉ là chuyện người tiêu dùng bàn tán xôn xao với những loại sản phẩm độc lạ giá "trên trời" mà còn là câu chuyện làm sao để nông sản Việt có thể "đắt xắt ra miếng?"

Chuyện hàng ngoại đắt có lẽ là bình thường nhưng chuyện hàng nội đắt cũng khiến không ít người nghi ngờ. Trong tuần qua, hình ảnh gần 12 quả vải Lục Ngạn, Bắc Giang được đặt trong chiếc hộp lót lụa rất đẹp bán với giá 200.000 đồng, đắt gấp 12 lần so với loại thông thường cũng khiến nhiều người chú ý. Được biết, loại vải này được trồng theo phương pháp hưu cơ và người nông dân còn đặt camera để giám sát quá trình chăm sóc.

12 trái vải thiều được bán với giá 200.000 đồng khi ở Việt Nam nhưng sang đến Nhật Bản thì có giá 400.000 đồng hay như xoài Cát Chu được bán với giá 100.000 đồng/trái... Rất nhiều nông sản Việt Nam có giá đắt như vàng đều được xuất sang Nhật.

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu thế giới nhưng giá trị mang về chỉ đứng thứ 8, hoặc hạt điều, chúng ta cũng đứng nhất thế giới nhưng giá trị mang về đứng thứ 6. Gạo và cà phê cũng là các câu chuyện tương tự. Khi xuất khẩu nông sản thuộc top đầu thế giới nhưng giá trị mang về không nhiều thì lợi ích mang về cho người nông dân không lớn.

Vải thiều Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi, giá cao Vải thiều Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi, giá cao

VTV.vn - Đến ngày 9/6, tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh Bắc Giang là 46.850 tấn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước