Thực tế, trước khi Ủy ban quản lý vốn Nhà nước ra đời cũng đã có Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC và các bộ chủ quản. Tuy nhiên, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được xem là cần thiết, thay thế mô hình quản lý vốn trước đây. Các chuyên gia cho rằng, mô hình hoạt động của siêu ủy ban sẽ giúp tránh được tình trạng quản lý vốn theo kiểu "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Theo cách quản lý cũ, Tổng công ty A sẽ do Bộ A làm bộ chủ quản, đại diện phần vốn sở hữu nhà nước. Lúc này, Bộ A vừa ra chủ trương chính sách phát triển ngành, vừa quản lý doanh nghiệp. Cách này được nhiều người gọi là "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Ở mô hình mới, Ủy ban chỉ tập trung nắm các DN nên có cơ hội lắng nghe, chỉ đạo chi tiết hơn. Ủy ban là cầu nối tốt nhất đưa tiếng nói DN với chính phủ và chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là quản lý vốn Nhà nước tại DN.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đang lên kế hoạch xây dựng bộ chỉ số quản lý chung và quản lý riêng cho từng ngành, qua đó nắm được số liệu của DN hàng tuần thay vì đợi số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý từ DN, nhờ vậy sẽ đưa ra các quyết sách kịp thời.
Hiện DNNN chỉ chiếm 1% số lượng DN nhưng đóng góp gần 30% GDP. Nếu lợi nhuận của nhóm này tăng lên sẽ tạo bước chuyển lớn cho nền kinh tế. Vậy Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ làm như thế nào để phát huy tốt mô hình quản lý vốn mới, tận dụng tối ta nguồn lực từ các doanh nghiệp nhà nước đem lại? Sau đây là những ý kiến đóng góp của một số chuyên gia kinh tế:
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vừa mới ra đời, khó có thể kỳ vọng sẽ giải quyết ngay được những bất cập trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước trong một sớm một chiều. Nhưng rõ ràng, đây được coi là cải cách quan trọng về cách thức quản lý vốn chuyên nghiệp, theo thông lệ quốc tế.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!