Nhà máy sản xuất điện tại thành phố Ngô Giang, mỗi ngày đón hàng trăm lượt xe tải chở rác tới đây. 1.500 tấn rác được đem đốt để tạo ra 500.000 Kwh điện, phần lớn khí thải độc hại đều bị loại bỏ. Mô hình này đang được coi là lựa chọn lâu dài cho ngành điện Trung Quốc.
"Chúng tôi đã có hơn 200 nhà máy, mỗi ngày đốt hơn 200.000 tấn chất thải. Với tốc độ này, tôi dự đoán trong vòng 20 năm tới, các nhà máy sản xuất điện từ rác thải sẽ là lựa chọn hàng đầu bởi đây là cách tận dụng tốt các nguồn tài nguyên, không gây hại và giảm được lượng rác thải" - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ môi trường Everbright chia sẻ.
Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là sự lo ngại của cộng đồng về những tiêu chuẩn an toàn của các nhà máy. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc khuyến khích đốt rác sẽ ảnh hưởng tới một hoạt động mang tính bền vững khác là tái chế rác thải.
Để các dự án sản xuất điện từ rác bền vững hơn và đảm bảo an toàn hơn, các chuyên gia khuyến cáo, không thể mãi dựa vào trợ giá của Chính phủ, mà phải sớm tìm ra các nguồn đầu tư mới. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng cần cân bằng giữa việc đốt rác và tái chế rác, để làm sao đạt được hiệu quả môi trường cao nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!