Thúc đẩy đưa lao động Việt Nam trình độ cao sang Nhật Bản

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 13/11/2020 06:02 GMT+7

VTV.vn - Năng lực vượt trội, tinh thần học tập chăm chỉ và chuyên môn ổn định của các lao động Việt Nam được đón nhận tại Nhật Bản.

Sáng 12/11, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng Đại sứ quán Nhật Bản đã tổ chức hội nghị nhằm thúc đẩy đưa lao động Việt Nam trình độ cao như hộ lý, điều dưỡng Việt Nam sang Nhật Bản làm việc nhiều hơn trong thời gian tới.

Thúc đẩy đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản

Chính phủ Việt Nam có chủ trương đẩy mạnh công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là lao động có trình độ cao. Tại Nhật Bản, 37% với ứng viên điều dưỡng và 91% ứng viên hộ lý Việt Nam thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật cho thấy năng lực vượt trội, tinh thần học tập chăm chỉ và chuyên môn ổn định của các lao động này.

Hiện nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở y tế tại Nhật bản hơn 2000 người/năm và phía Nhật Bản mong muốn trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được đào tạo, sang làm việc và tất cả sẽ đạt được chứng chỉ y tế quốc gia của Nhật Bản để có thể làm việc lâu dài tại đây. Hiện, mức lương bình quân của điều dưỡng, hộ lý Việt tại Nhật Bàn khoảng 35 triệu đồng/tháng.

Các thị trường quốc tế rất cần lao động chất lượng cao từ Việt Nam

Những báo cáo khác từ hội nghị ngày 12/11 cũng cho thấy: Các thị trường lao động quốc tế đang rất cần và mong muốn tiếp nhận nhiều hơn lao động chất lượng cao từ Việt Nam trong thời gian tới, bất chấp dịch COVID-19.

Thúc đẩy đưa lao động Việt Nam trình độ cao sang Nhật Bản - Ảnh 1.

Mặc dù mục tiêu đưa 130.00 lao động xuất cảnh trong năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng các hợp đồng tuyển dụng lao động chất lượng cao vẫn được thực hiện. Từ tháng 9, các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) bắt đầu mở cửa. Nhiều doanh nghiệp đã gấp rút kết nối lại các hợp đồng đã ký. Lúc này, quan trọng nhất là đảm bảo an toàn phòng dịch, an toàn sức khỏe cho lao động từ trong nước tới tận nơi họ sẽ làm việc. Trước khi giờ bay, người lao động được tập trung trước 3 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đủ 3 lần. Ngoài ra, người lao động cũng phải tự ghi nhật ký hoạt động trong vòng 15 ngày và tự cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn trước khi lên máy bay.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, các hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định và từ nay đến hết năm, sẽ có khoảng 30 nghìn lao động xuất cảnh.

Thúc đẩy đưa lao động Việt Nam trình độ cao sang Nhật Bản - Ảnh 2.

Ngoại ngữ là thách thức

Dù có sự thay đổi lớn về số lượng, cách thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, song các tổ chức tuyển dụng cũng đưa ra khẳng định: có một tiêu chí không hề thay đổi dù có dịch COVID-19 hay không; đó chính là tiêu chuẩn về ngoại ngữ. Dù tốt nghiệp cao đẳng hay đại học, sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và ngoại ngữ tốt là bắt buộc với mỗi lao động đi làm việc ở nước ngoài. Song với các lao động Việt Nam, thách thức lớn nhất lại chính là ngoại ngữ.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 12/11 với khách mời là Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội sẽ thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này.

Bắt đầu cấp visa cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản Bắt đầu cấp visa cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản

VTV.vn - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã chính thức thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ xin cấp mới visa cho công dân Việt Nam kể từ ngày 29/7.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước