Câu chuyện thương lái nước ngoài đến tận các vùng thôn quê để thu mua nông sản Việt đã diễn ra từ nhiều năm nay. Việc mua bán trên thị trường được chi phối bởi quy luật cung cầu nhưng dường như đang có một thực tế khác diễn ra trong câu chuyện này.
Thực tế cho thấy, có điều gì đó đang diễn ra bất bình thường từ Bắc tới Nam, từ những vùng thôn quê hẻo lánh, không chỉ có dừa khô mà nhiều mặt hàng “kỳ quặc”, “dị biệt” thậm chí không biết dùng vào việc gì đã được thu mua với khối lượng lớn.
Việc thu gom được diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng để lại những thiệt hại nhất định cho người nông dân, cho những thương lái thu gom nó, thậm chí có thể đảo lộn cả mùa vụ và phá vỡ quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp.
‘ Phóng viên Quang Huy (trái) và ông Võ Văn Quyền (phải) trong cuộc trao đổi.
Phóng viên Quang Huy vừa có chuyến khảo sát tại ĐBSCL cho biết: “Trong quá trình tìm hiểu, hầu hết sản phẩm nông sản mà các thương lái Trung Quốc đến thu gom đều có một quy luật biến động khá giống nhau. Giống nhau đến mức trở thành điều bất thường và có thể coi đây là khái niệm làm giá”.
Nhưng làm thế nào chỉ với hình thức thu gom mà các thương lái nước ngoài có thể thao túng cả thị trường gây ra chuỗi thiệt hại dây chuyền như vậy? Để phần nào tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, phóng viên Đài THVN đã có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và phóng viên Quang Huy là người vừa có chuyến khảo sát thực địa tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi mà hoạt động thu gom nông sản diễn ra sôi động.
Sau đây là nội dung chi tiết: