Braziil mất mùa cà phê, Colombia biến động chính trị, Việt Nam và Indonesia đối phó dịch bệnh... tin tức từ tất cả các cường quốc sản xuất cà phê đều không thuận, trong thời điểm nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới vẫn tăng liên tục.
Cà phê đang chịu sức ép tăng giá ở mọi phân khúc, từ cà phê nguyên liệu, cà phê rang xay, cà phê viên nén, cho đến ly cà phê trong quán.
Tờ Delo ra tại Slovenia có biểu đồ giá cà phê nguyên liệu từ năm 2014 đến nay. Giá cà phê Arabica đã tăng vọt vào cuối tháng 7/2021, cao gấp đôi so với tầm này năm 2020 và là cao nhất kể từ 7 năm trở lại đây. Dù giá cả có biến động như thế nào, những người đam mê cà phê vẫn sẽ tiếp tục uống. Do đó, các hãng chế biến đã thông báo sẽ tăng giá cà phê rang xay vào đầu tháng tới.
Thực tế tại Áo, giá ly đã cà phê tăng. Tờ Salzburger Nachrichten viết rằng: "Công ty dẫn đầu thị trường cà phê tại Đức là Tchibo mới đây đã tăng giá 50 xu đến 1 Euro tùy loại cho các gói cà phê nửa cân".
Cà phê đang chịu sức ép tăng giá ở mọi phân khúc, từ cà phê nguyên liệu, cà phê rang xay, cà phê viên nén, cho đến ly cà phê trong quán. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Tờ báo Áo đăng bức ảnh lá cây cà phê Brazil héo úa. Sương giá đã phá hủy cây trồng ở Brazil. Cà phê cũng như mọi loài thực vật còn bị đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 91 năm trở lại đây tàn phá.
Brazil là quốc gia sản xuất cà phê đứng đầu thế giới, năm nay mất tới 1/3 sản lượng do thiên tai, và đó là lý do thứ nhất giải thích vì sao giá cà phê lại tăng cao đến vậy.
Lý do thứ hai là từ Việt Nam và Indonesia, hai quốc gia sản xuất cà phê đứng thứ 2 và thứ 4 thế giới. Tờ Thời báo Ireland viết rằng: "Xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn khác như Việt Nam đã bị chậm lại do tắc nghẽn vận chuyển".
Đại dịch lan rộng tại châu Á buộc các nước trồng cà phê phải hạn chế di chuyển, phong tỏa, cách ly, đang tạo ra vô vàn vấn đề trong thu hái, chế biến, vận chuyển, bốc xếp… cộng thêm vấn đề thiếu container rỗng mãi vẫn chưa được giải quyết.
Thiếu hụt nguồn nguyên liệu lại diễn ra đúng vào lúc nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng rất mạnh, ước tính cao hơn năm 2020 tới gần 10%. Tờ Svenska Dagbladet ra tại Thụy Điển dẫn lời Giám đốc một công ty môi giới cà phê tại Mỹ, ông này nói rằng: "Trong suốt sự nghiệp của mình chưa khi nào thấy kịch tính như lúc này". Hạn hán ở Brazil vẫn tiếp tục và sẽ còn tác động đến cả vụ sau.
Nông dân Việt nam và Indonesia vẫn bị hạn chế đi lại trong lúc sắp phải thu hoạch quả cà phê tươi, nguy cơ ảnh hưởng cả tới dây chuyền chế biến từ nay cho đến mùa hè năm sau.
Xuất khẩu cà phê đặc sản sang châu Âu VTV.vn - Gần 20 tấn cà phê đặc sản trị giá khoảng 100.000 USD của Công ty Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk dự kiến sẽ cập bến thị trường Anh vào đầu tháng 9.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!