Tăng giá cước, taxi công nghệ "đói khách"?

Hải Vân-Thứ ba, ngày 08/12/2020 20:04 GMT+7

VTV.vn - "Công việc mình rất bận nên khi nào không vội mình sẽ đặt taxi công nghệ xong so sánh giá, lúc nào vội quá bắt taxi hay là xe ôm vỉa hè cũng được", anh Vương nhấn mạnh.

Giá cước Grab vừa điều chỉnh, là đó là điều chỉnh tăng, với mức tăng giá cước tính theo km của GrabCar 4 chỗ khu vực Hà Nội tăng từ 25.000 lên 27.000 cho 2 km đầu tiên sau đó tăng từ 8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km cho các km tiếp theo. Còn khu vực TP.HCM cũng tăng 2.000 đồng cho 2 km đầu tiên từ 25.000 lên 27.000, các km tiếp theo tăng 500 đồng.

Tăng giá cước, taxi công nghệ đói khách? - Ảnh 1.

Với mức tăng giá cước tính theo km của GrabCar 4 chỗ khu vực Hà Nội tăng từ 25.000 lên 27.000 cho 2 km đầu tiên sau đó tăng từ 8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km cho các km tiếp theo

Bên cạnh đó, dịch vụ GrabBike cũng không ngoại lệ tăng, giá cước GrabBike tính trên mỗi km (sau 2 km đầu tiên) cũng tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km. Nếu như trước đây, mức giá của taxi công nghệ đang ngang bằng taxi truyền thống, thậm chí, vào lúc cao điểm như mưa lớn, giờ tan tầm, giá cước đắt hơn nhiều, tăng khoảng 2,8 lần so với thông thường.

Tăng giá cước, taxi công nghệ đói khách? - Ảnh 2.

dịch vụ GrabBike cũng không ngoại lệ tăng, giá cước GrabBike tính trên mỗi km (sau 2 km đầu tiên) cũng tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km.

Giá là yếu tố tiên quyết để lựa chọn xe công nghệ của người tiêu dùng, thế nên, việc điều chỉnh này, người tiêu dùng có nhiều ý kiến trái chiều. Như anh Vương, do tính chất công việc phải di chuyển nhiều nên anh cũng cân nhắc về giá.

"Công việc của mình rất là bận nên khi nào không vội mình sẽ đặt taxi công nghệ xong so sánh giá, lúc nào vội quá thì bắt taxi hay là xe ôm vỉa hè cũng được" anh Vương nhấn mạnh.

Lại có ý kiến cho rằng họ đã quen với việc đặt xe qua điện thoại, vì thế giá tăng một chút, họ sẽ tìm hãng giá cạnh tranh hơn để sử dụng dịch vụ.

"Mình quen đặt xe qua app rồi nhưng mình sẽ so sánh giá, hãng nào giá tốt dịch vụ tốt thì mình đi," chị Vũ Lam Anh, Quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ. Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến, taxi truyền thống sẽ là lựa chọn không bàn cãi vì không bị đội giá lúc cao điểm

"Mình chắc chắn chọn taxi truyền thống rồi vì giờ cao điểm grab tăng cao quá, taxi có giá chung rồi," anh Nguyễn Văn Sự thẳng thắn.

Ở góc độ cạnh tranh trên thị trường, theo các chuyên gia, trước đây công nghệ cạnh tranh với taxi truyền thống là bởi giá rẻ và công nghệ tiện lợi, vì thế việc tăng giá cước chắc chắn sẽ khiến lượng khách gọi xe của các ứng dụng giảm, nhất là trong bối cảnh mọi người có nhu cầu thắt chặt chi tiêu. Nhiều chuyên gia lần này nêu nhận định hậu quả của nhiều năm "đốt tiền" có thể đã đến.

Tăng giá cước, taxi công nghệ đói khách? - Ảnh 3.

Giá là yếu tố tiên quyết để lựa chọn xe công nghệ của người tiêu dùng, thế nên, việc điều chỉnh này, người tiêu dùng có nhiều ý kiến trái chiều.

Nhưng không thể phủ nhận các hãng xe công nghệ trong đó có Grab, đã làm được 1 điều, đó là xây dựng một thói quen không thể từ bỏ. Theo một khảo sát mới đây của Vnexpress, hơn một nửa vẫn chọn đi taxi, xe ôm công nghệ bất chấp có khuyến mại hay không. Ở thời điểm hiện tại, đây được xem là lợi thế nổi trội nhất.

Nếu như trước đây lợi thế có hướng nghiêng về taxi công nghệ, nay với Nghị định 126, cơ hội dường như ngang bằng, thậm chí có chuyên gia cho rằng lợi thế đang nghiêng về taxi truyền thống. Một trật tự thị trường mới sẽ xuất hiện, ở đó các hãng taxi công nghệ và truyền thống buộc phải có những chiến lược mới để cân bằng lợi nhuận hãng - lợi ích của khách hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước