Sốt đất cản trở phát triển kinh tế

VTV Digital-Thứ ba, ngày 30/03/2021 10:45 GMT+7

VTV.vn - Sốt đất cản trở phát triển kinh tế hay cần 1,2 triệu tỷ đồng làm giao thông trong 10 năm tới là những thông tin đáng chú ý trên các báo.

Sốt đất là một cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây và có xu hướng lan rộng tại các địa phương từ Bắc chí Nam. Theo Vneconomy, tình trạng sốt đất đến từ nhiều nguyên nhân như tâm lý lựa chọn bất động sản như: kênh đầu tư an toàn, nguồn cung bất động sản thiếu hụt, và một phần nữa đến từ Luật Đất đai.

Luật Đất đai còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế: Thứ nhất là đất nông nghiệp vẫn chưa thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả; Thứ hai là số dự án được cấp phép tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn hạn chế; Thứ ba là ách tắc đối với các dự án bất động sản du lịch và vấn đề cuối cùng là quy định người nước ngoài mua đất tại Việt Nam.

Sốt đất cản trở phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Sốt đất có xu hướng lan rộng tại các địa phương từ Bắc chí Nam. (Ảnh: PLO)

Sốt đất cũng tạo khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai. Giá đất tăng, gây khó cho giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án hạ tầng đô thị, đồng thời làm tăng giá nhà ở, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường. Sốt đất kéo theo một lượng tiền lớn "chôn" vào đất, làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác.

Thực phẩm ngoại lấy lòng người Việt

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các loại thực phẩm nhập ngoại cao cấp khi giá các mặt hàng này đang rẻ hơn trước nhờ thuế nhập khẩu giảm. Cùng với trung bình thu nhập của người dân tăng lên và thói quen ăn uống "Tây " hơn, cơ hội đang mở ra cho thực phẩm ngoại vào Việt Nam, theo báo Lao động.

Dẫn ví dụ, tổ chức các công ty thực phẩm Ireland mới đây mở các lớp học, cuộc thi chuyên đề nấu ăn từ nguyên liệu thịt lợn Ireland. Hay đại diện U.S Meat (Hiệp hội Thịt đỏ của Mỹ) tại Việt Nam cho biết từ năm 2020, xuất khẩu thịt lợn từ Mỹ sang Việt Nam tăng 5 lần do Việt Nam bị hụt nguồn cung do dịch tả lợn châu Phi và chính sách giảm thuế thịt lợn Mỹ của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020.

Ông Cẩm Thiên Long, Phó Chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn thuộc Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh các sản phẩm nhập khẩu từ EU đầy đủ thông tin rõ ràng, dễ dàng truy xuất nguồn gốc nên gây tâm lý an tâm cho người tiêu dùng.

Làn sóng thực phẩm ngoại đổ bộ vào Việt Nam sau các hiệp định thương mại tự do là điều đã được dự báo trước. Một chuyên gia về xuất nhập khẩu nhận định, việc hàng nhập ngoại càng càng phong phú mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng đặt ra bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt để giữ thị phần.

1,2 triệu tỷ đồng làm giao thông 10 năm tới: Nan đề?

Sốt đất cản trở phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Theo đề nghị bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông Vận tải, đầu tư cho giao thông cần khoảng 700.000 tỷ ngân sách. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Với 5 quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông theo 2 kịch bản vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông giai đoạn tới năm 2030, kịch bản thấp nhất trong 10 năm tới cũng cần khoảng 1,2 triệu tỷ đồng cho giao thông, theo Báo Đầu tư. Trong đó, riêng đầu tư đường bộ cao tốc, tổng vốn tới năm 2030 cần 535.000 tỷ đồng, vốn cho sân bay là hơn 365.000 tỷ đồng, thông tin trên tờ Tiền phong.

Theo đề nghị bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông Vận tải, đầu tư cho giao thông cần khoảng 700.000 tỷ ngân sách. Tuy nhiên, ngân sách dự kiến chỉ bố trí được khoảng 230.000 tỷ đồng. Do đó, phần vốn còn lại phải trông chờ đầu tư xã hội. Đơn vị tư vấn cũng phân tích và đề xuất ưu tiên vốn ngân sách nhà nước cho một số dự án hạ tầng quan trọng hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Góp ý cho 5 dự thảo quy hoạch giao thông, các chuyên gia cho rằng, các quy hoạch chưa có tính liên thông, thống nhất để phát huy tính ưu việt của mỗi phương thức vận tải. Vì vậy, các quy hoạch cần làm rõ danh mục dự án, sau đó mời gọi tư nhân đăng ký đầu tư. Dự án nào không ai đăng ký, nhà nước mới rót vốn.

Cơn sốt đất nền lan rộng khắp nơi: Rủi ro từ các hợp đồng góp vốn Cơn sốt đất nền lan rộng khắp nơi: Rủi ro từ các hợp đồng góp vốn

VTV.vn - Dù nhiều địa phương đã mạnh tay "cắt cơn" sốt đất ảo, nhưng rủi ro vẫn tiềm ẩn đối với các khách hàng đã mua đất bằng các hợp đồng góp vốn.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước