Trong số 21 quốc gia bị Ủy ban châu Âu (EC) rút "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp từ cuối năm 2017, đến nay đã có 14 quốc gia được xóa thẻ, tuy nhiên trong đó không có Việt Nam dù nước ta đã có nhiều cố gắng khắc phục.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc nâng cao chất lượng khai thác, chế biến hải sản được tổ chức sáng 10/6, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổng cục Thủy sản cam kết sẽ nâng cấp hạ tầng nghề cá, cắt giảm 30% số đội tầu khai thác, quản lý chặt chẽ để tháo gỡ "thẻ vàng" trong năm nay.
Với gần 95.000 tàu khai thác cùng với hơn 650.000 lao động, việc quản lý đánh bắt hải sản trên biển đối với các cơ quan chức năng luôn là một thách thức.
Ngoài thay đổi hạ tầng, việc đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động cũng là mấu chốt để có thể tháo gỡ "thẻ vàng". Ảnh minh họa - Dân trí.
Số lượng quá lớn trong khi ngư trường và nguồn lợi tự nhiên ngày càng thu hẹp khiến chưa thể khắc phục những lỗi EC đưa ra. Từ việc kiểm soát đầu vào đến công tác chế biến bị thất thoát và chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, để cắt giảm số lượng tàu cũng như lao động đang bám biển sẽ là không đơn giản.
Năm 2020, mặc dù rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hải sản cả nước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu khắc phục được hạ tầng nghề cá, nâng cao chất lượng chế biến và giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch con số này sẽ còn tăng lên nữa. Những gì đã đạt được là chưa tương xứng với nguồn lực của Việt Nam.
Ngoài thay đổi hạ tầng, việc đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động cũng là mấu chốt để có thể tháo gỡ "thẻ vàng". Cùng với đó, trong năm nay sẽ phải hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo khối tàu từ 15m trở lên khi ra khơi phải có và duy trì kết nối trong suốt thời gian hoạt động. Hoàn thiện và kết nối hệ thống dữ liệu tàu cá, từng bước triển khai nhật ký khai thác điện tử.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!