Nhiều doanh nghiệp vẫn phải “lót tay” cho cán bộ hải quan khi làm thủ tục

Trung tâm Tin Tức VTV24-Thứ tư, ngày 09/01/2019 09:19 GMT+7

VTV.vn - Theo VCCI, 18% doanh nghiệp được khảo sát cho biết vẫn phải “lót tay” cho cán bộ hải quan khi làm thủ tục.

Con số trên đã cải thiện đáng kể so với mức 28% của 3 năm trước nhưng đây vẫn là thực trạng đáng lo ngại.

Nhiều doanh nghiệp vẫn phải “lót tay” cho cán bộ hải quan khi làm thủ tục - Ảnh 1.

Trước tiên, nếu nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng, thủ tục xuất nhập khẩu là 1 trong 3 lĩnh vực được xem là chưa có cải thiện đáng kể, bên cạnh thủ tục phá sản doanh nghiệp và việc bảo vệ nhà đầu tư. Thực tế khảo sát cho thấy rằng, giữa 2 doanh nghiệp tương đồng về mọi mặt, doanh nghiệp phải trả chi phí ngoài sẽ có điểm hài lòng thấp hơn 76% so với doanh nghiệp khác.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không lót tay? Theo thông tin trên tờ Thời báo kinh doanh, vẫn còn 15% doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng khi đó họ bị phân biệt đối xử, tức làm thủ tục chậm hơn, yêu cầu chứng từ thêm không theo quy định, rồi thái độ không lịch sự.

Trong năm 2018, có 212 doanh nghiệp phải chi trả phí ngoài quy định cho các thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Trong đó, Bộ Công Thương là cơ quan có tỷ lệ doanh nghiệp phải nộp phí ngoài lớn nhất, gần 51%. Tiếp đến là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 34%.

Chỉ số thương mại qua biên giới của Việt Nam - một chỉ số về thủ tục xuất khẩu trên bảng xếp hạng Doing Business của Ngân hàng Thế giới 2019 đã không cải thiện so với 2018, sau khi đã tụt 6 bậc so với 2017 hiện mới đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN.

Tờ Thời báo kinh doanh trích dẫn ý kiến ông Hoàng Việt Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thừa nhận rằng, dù đã có nhiều cải cách thời gian quan, tuy nhiên kết quả khảo sát cũng cho thấy ngành hải quan cần đặc biệt quan tâm tới việc chống phiền hà, sách nhiễu tiêu cực với doanh nghiệp.

Theo vị lãnh đạo ngành Hải quan, ngành đã rà soát và đang triển khai một loạt giải pháp. Trước tiên là định danh 300 hành vi gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực để làm cơ sở giám sát. Thời thời gian tới, ngành sẽ tiến tới thanh kiểm tra trực tuyến qua hệ thống camera để từ Tổng cục có thể nhìn được cấp dưới thực thi công vụ thế nào.

Như vậy, quy định chống tiêu cực đã quá rõ và thời gian tới, trang thiết bị công nghệ camera cũng sẽ lắp đặt. Thế nhưng, liệu như vậy đã là đủ để thực sự cải thiện ý thức của cán bộ hải quan, đưa con số tỷ lệ doanh nghiệp nộp phí lót tay từ 18% về 0% được hay chưa? Câu chuyện này có lẽ vẫn còn là một chặng đường dài.

Xuất nhập khẩu có thể coi là thủ tục "chào hỏi" của Việt Nam với thế giới, nếu mức hài lòng của doanh nghiệp còn thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh và các nỗ lực cải cách nền kinh tế bền vững hơn.

Áp dụng thu thuế điện tử 24/7 tăng tính hiệu quả của ngành hải quan Áp dụng thu thuế điện tử 24/7 tăng tính hiệu quả của ngành hải quan

VTV.vn - Theo đại diện ngành hải quan, một trong những giải pháp tăng tính hiệu quả chính là áp dụng thu thuế điện tử 24/7.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước