Nhân công Việt Nam có thực sự rẻ?

Thu Trang-Thứ sáu, ngày 12/09/2014 14:49 GMT+7

Ảnh minh họa

Một trong những ưu thế thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là nguồn nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất về Năng suất lao động lại cho thấy điều ngược lại.

Theo báo cáo của ILO, Việt Nam có thu nhập bình quân 100 USD/tháng đối với lao động phổ thông. Các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan có mức thu nhập bình quân cao gấp 2 lần nhưng năng suất lao động cũng gấp 2,5 lần Việt Nam. Thậm chí một lao động Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Như vậy, mặc dù chi phí nhân công thấp nhưng do năng suất thấp nên tính tổng cộng chi phí dành cho lao động Việt Nam cũng không hẳn là rẻ.

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho biết: “Trước hết, do doanh nghiệp Việt Nam vẫn đặt vấn đề phát triển của mình dựa trên lao động rẻ mà không dựa trên năng suất. Các doanh nghiệp chưa chịu áp dụng nhiều công nghệ, chưa đòi hỏi nhiều lao động kỹ năng cao vì thế điều kiện tuyển chọn cũng như điều kiện để thực hiện nâng cao năng suất lao động chưa có nhiều cơ sở vật chất thực tế. Thứ hai, người lao động trải qua quá trình đào tạo chưa thực sự phù hợp với những yêu cầu trình độ chung của khu vực và thế giới”.

Năng suất lao động còn phụ thuộc vào công nghệ, điểm yếu mấu chốt của doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện công nhân – công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Bản thân người lao động có trình độ, sự năng nổ chăm chỉ trong công việc chuyên môn không cao. Thể tạng của người Việt Nam chưa thích ứng với công nghệ hiện đại, công nghệ đòi hỏi tốc độ làm việc cao hơn”.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện 80% lao động Việt Nam là lao động phổ thông, trình độ thấp. Đáng chú ý, hiện tốc độ tăng của năng suất lao động Việt Nam đang giảm xuống 3,3% trong khi tốc độ tăng lương năm 2014 đang được dự báo ở mức 10,8%.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước