Người dân Trung Quốc thay đổi thói quen tiêu dùng giữa lúc vật giá leo thang

Thái Bình - Thế Tâm (PV Đài THVN thường trú tại Trung Quốc)-Thứ năm, ngày 13/06/2019 10:32 GMT+7

VTV.vn - Tại đất nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc, tiểu thương và người tiêu dùng đã làm gì để ứng phó khi nguồn cung thực phẩm từ Mỹ bị giảm mạnh bởi thuế cao?

Khi hai nước Mỹ và Trung Quốc đánh thuế lên hàng hóa của nhau, thiệt hại thấy rõ nhất là người tiêu dùng hai nước phải mua hàng hóa nhập khẩu với giá cao hơn.

Thay vì bán táo Mỹ, các tiểu thương của một ngôi chợ nổi tiếng tại Trung Quốc đã chuyển sang bán các loại táo nhập từ Autralia, Newzealand. Các loại trái cây nhập khác, tiểu thương mua của các nước ASEAN hay các loại trái cây đặc sản nội địa với giá rẻ. Thay thế hàng nhập cùng loại và tích cực chuyển sang bán nhiều loại trái cây Trung Quốc là lựa chọn của hầu hết tiểu thương nơi đây. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong lúc kinh tế khó khăn nếu tiểu thương bán các loại trái cây nhập khẩu từ Mỹ giá cao sẽ khó bán.

Anh Châu Ngô - chủ cửa hàng trái cây, thành phố Bắc Kinh cho hay: "Trái cây của Mỹ ngày càng đắt đỏ nên tôi bán hàng là phải tìm các loại trái cây cùng loại của nước khác. Chất lượng sản phẩm như nhau nhưng rẻ hơn, tôi sẽ nhập bán".

"Trái cây của Trung Quốc cũng ngon, rẻ, việc gì tôi phải mua hàng nhập đắt đỏ", chị Vương Bin - người dân thành phố Bắc Kinh nói.

Đối với mặt hàng ảnh hưởng lớn với chỉ số tăng giá tiêu dùng là thịt lợn, các nhà nhập khẩu đã đẩy mạnh sang nhập từ Brazil, Canada, Nga và nhiều nước châu Âu để thay cho thịt lợn Mỹ vì thuế cao. Sau hơn 2 năm giá thịt lợn không tăng, liên tiếp từ tháng 3 đến nay, mặt hàng thịt lợn tại Trung Quốc tăng từ 5 - 6%. Nguyên nhân giá thịt tăng một phần do dịch bệnh.

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Trung Quốc, chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn, trên các cộng đồng mạng cũng kêu gọi người dân cũng tích cực dùng hàng nội địa.

Tháng 5, Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ giảm gần 30%. Năm qua, đậu tương Mỹ xuất sang Trung Quốc giảm đến 75%. Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp để giữ giá thực phẩm không tăng cao nhằm kiềm chế lạm phát. Còn người dân thời khó khăn cũng chi li trong tính toán chi tiêu. Thực tế, hiện nay dù thực phẩm tăng nhưng cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình đời sống.

Thay đổi thói quen tiêu dùng giữa lúc vật giá leo thang cũng như đồng tiền mất giá đang là sự lựa chọn của rất là nhiều gia đình Trung Quốc. Thay vì mua thịt bò Mỹ, thịt bò Australia, họ quay sang mau trái cây nội địa, thịt bò nội địa. Tính cách nổi trội của người Trung Quốc là tiết kiệm nay cũng được phát huy tối đa.

Nga giúp Trung Quốc đối phó khủng hoảng thịt Nga giúp Trung Quốc đối phó khủng hoảng thịt

VTV.vn - Nhà sản xuất thịt hàng đầu nước Nga dự kiến sẽ đưa 1.000-1.500 tấn sản phẩm gia cầm tới thị trường Trung Quốc vào tháng tới và mong muốn bán thêm thịt lợn và đậu nành.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước