Ngành vật liệu xây dựng: Đầu tư dây chuyền đồng bộ để sản xuất bền vững

P.V-Thứ năm, ngày 30/11/2017 09:30 GMT+7

VTV.vn -SADO GROUP hiện là đơn vị tiên phong về đầu tư công nghệ dây chuyền sản xuất đồng bộ trong ngành nhôm kính - loại VLXD được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam.

Theo phân tích của các chuyên gia, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) chưa khai thác được hết năng lực sản xuất: tỉ lệ sử dụng công suất kính xây dựng đạt dưới 50%, vật liệu không nung dưới 55%, 70 - 80% đối với gốm sứ và xi măng. Trong khi vốn đầu vào cho những ngành này rất cao thì việc không tận dụng được năng lực sản xuất là một sự lãng phí lớn. Thêm vào đó, phần lớn các nhà máy sản xuất VLXD ở nước ta hiện nay vẫn đang ở quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ít thân thiện với môi trường mà hiệu suất sản phẩm và tính cạnh tranh không cao so với hàng nhập khẩu, dẫn tới một nghịch lý rằng nhân công và tài nguyên trong nước dồi dào và giá thành thấp nhưng vẫn phải nhập khẩu sản phẩm với giá thành cao, cộng thêm thuế và phí vận chuyển đắt đỏ.

Chính vì vậy, đầu tư công nghệ dây chuyền sản xuất đồng bộ trong ngành VLXD là hướng đầu tư cần thiết, bền vững và đem lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp. Ngoài việc thúc đẩy sản xuất gạch không nung như một khởi đầu cho việc đồng bộ hóa của một số doanh nghiệp hiện nay, dây chuyền đồng bộ khép kín của SADO GROUP trong sản xuất nhôm - kính là mô hình rất đáng được nhân rộng.

Hướng tới "Kiến trúc xanh - Môi trường xanh" và mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm kính cao cấp thay thế hàng nhập khẩu, SADO GROUP đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất đồng bộ hiện đại bậc nhất Việt Nam theo tiêu chuẩn của châu Âu và CHLB Đức với công nghệ chuyển giao từ những tập đoàn hàng đầu thế giới như LiSEC, Glaston, Benteler, Dip-Tech, Tmb, RAPID. Quá trình sản xuất được tự động hóa hoàn toàn thông qua phần mềm quản lý của LiSEC, KLAES với độ chính xác cao. Nhờ hệ thống phần mềm tiên tiến này, quá trình sản xuất có thể kết hợp nhiều đơn hàng trong một lần vận hành và hạn chế tối đa hao phí kính và nhân lực.

Nếu các dây chuyền còn thô sơ khác có thể cần tới 20 - 30 nhân công vận hành thì với dây chuyền của SADO con số này được giảm tải chỉ còn 4 - 5 nhân công. Từ đó, SADO đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, quản lý và có quy trình bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của các tập đoàn cao cấp, khẳng định vị thế trên thị trường. Hiện nay, SADO GROUP đang đưa vào vận hành 9 dây chuyền công nghệ chính gồm các dây chuyền về cắt - mài - sấy - rửa kính, kính hộp, kính cường lực, kính dán keo, kính in màu, dây chuyền mài, đánh bóng, khoan đục lỗ trên kính và dây chuyền sản xuất cửa nhôm, mặt dựng nhôm kính. Và như một minh chứng điển hình, các công trình nhôm kính cao cấp của SADO có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và gần như phủ sóng toàn quốc về các dòng sản phẩm.

Ngành vật liệu xây dựng: Đầu tư dây chuyền đồng bộ để sản xuất bền vững - Ảnh 1.

Các dây chuyền tại Nhà máy nhôm kính SADO GROUP được đầu tư đồng bộ, được nhập khẩu 100% từ các thương hiệu nổi tiếng châu Âu.

Công nghệ hiện đại cũng giúp SADO trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất được những sản phẩm kính cao cấp khổ jumbo (từ 2900 x 5200 mm đến 3300 x 6000 mm) và các sản phẩm thân thiện với môi trường như: cửa hợp kim nhôm, vách ngăn nhôm kính, các hệ thống tường kính, mặt dựng cho các tòa nhà cao tầng. Dây chuyền đồng bộ mà SADO đang vận hành là giải pháp hoàn hảo để sản xuất những sản phẩm có đặc tính ưu việt như thích ứng khí hậu, cách âm, cách nhiệt, độ bền cao. Một ưu điểm của dây chuyền của SADO đó là nguồn nguyên liệu thô cao cấp được nhập khẩu nhưng lại được gia công 100% tại Việt Nam trên dây chuyền đồng bộ của Đức nên thành phẩm sẽ có chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập với giá thành hợp lý hơn rất nhiều. Không những chinh phục người tiêu dùng trong nước, sản phẩm của SADO còn được xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản…

Với nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhôm như cửa, cửa sổ, mặt dựng và vách ngăn nhôm kính, SADO đầu tư một dây chuyền đồng bộ cắt CNC thương hiệu RAPID công suất lớn của CHLB Đức. Đây là dây chuyền vô cùng hiện đại và trên thế giới đến thời điểm này chỉ có 6 dây chuyền được đầu tư, trong đó có SADO GROUP. Dây chuyền này đảm bảo cho độ chính xác cao và lâu dài, từ đó cho ra các sản phẩm có độ hoàn thiện cao. Tại nhà máy của SADO GROUP, một dây chuyền này nếu hoạt động hết công suất trong một tuần có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho 300 công nhân làm việc và hoàn thiện sản phẩm trong 1 tháng. Dây chuyền này cùng chứng chỉ RAPID cấp cho SADO GROUP như một sự đảm bảo, giúp cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu lớn trên thế giới như Saint Gobain (Pháp), Guardian (Mỹ), AGC (Nhật Bản)… yên tâm và chính thức quyết định cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy SADO tại Viêt Nam.

Ngành vật liệu xây dựng: Đầu tư dây chuyền đồng bộ để sản xuất bền vững - Ảnh 2.

Dây chuyền sản xuất các sản phẩm cửa nhôm kính, mặt dựng nhôm kính hiện đại nhất được nhập khẩu từ tập đoàn RAPID.

Như vậy, với mô hình đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất của SADO Group, các vấn đề then chốt đã phần lớn được giải quyết như: nâng cao công suất, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, nâng cao độ an toàn, chính xác, rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phấm, hạ giá thành sản phẩm bởi không cần nhiều công nhân vận hành, tiêu tốn điện năng ít, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và có thể dần thay thế hàng nhập khẩu… Việc đầu tư bài bản như vậy cũng đang góp phần xây dựng một thương hiệu SADO đầy uy tín không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với các nhà cung cấp dây chuyền công nghệ, giải pháp và nguyên vật liệu lớn trên thế giới. Đây là mô hình hoạt động hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất VLXD và cũng là hướng đầu tư đúng đắn để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước