Nên hay không để ngân hàng tự quyết tỷ lệ sở hữu nước ngoài?

VTV Digital-Thứ tư, ngày 16/09/2020 14:04 GMT+7

VTV.vn - Đề xuất không tiếp tục trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đang gây nhiều ý kiến trái chiều, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.

Mới đây, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán nhà nước vừa đề xuất không tiếp tục trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như quy định hiện hành.

Triển vọng nâng hạng có thể sáng sủa hơn với dự thảo mới không cho phép doanh nghiệp tự quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài vì nhà đầu tư nước ngoài sẽ thấy rằng họ đang tham gia vào một sân chơi đang ngày càng công bằng hơn. Tại những ngành trọng điểm như ngân hàng, bấy lâu nay, 30% vốn đã được coi là một tỷ lệ tham gia "eo hẹp", tuy nhiên thực tế còn chật vật hơn khi nhiều ngân hàng thực hiện chính sách "giữ" room ngoại.

"Ngành bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng hay tài chính tiêu dùng nói chung thu hút sự quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam. Họ cảm thấy không công bằng khi room ngân hàng chỉ có 30%, họ mong muốn nhiều hơn nhưng hiện nay Chính phủ chưa cho phép", ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết, cho biết.

Nên hay không để ngân hàng tự quyết tỷ lệ sở hữu nước ngoài? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

"Vừa qua có 2 ngân hàng thông báo muốn giảm room ngoại về 21,5% và thậm chí về 15%. Nếu họ là ngân hàng Nhà nước thì còn dễ hiểu, nhưng đây đều là các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Chúng tôi đang cố gắng thiết kế buổi họp cổ đông với họ vì tôi không hiểu sao các ngân hàng này cẩn trọng với nhà đầu tư nước ngoài đến vậy, không biết là vì chính sách hay họ để dành cho nhà đầu tư chiến lược", ông Tsuyoshi Imai, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Nhật Bản (JSI), chia sẻ.

Tuy nhiên, nếu theo dự thảo Nghị định mới, các ngân hàng không còn quyền tự quyết định việc mở, đóng room, thì rất có thể, ngân sách nhà nước mất đi hàng nghìn tỷ đồng.

Trao đổi với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện dự thảo vẫn đang trong quá trình giải trình và hoàn thiện các nội dung, rất có thể sẽ có những giải pháp như: giãn thời gian áp dụng đối với các ngành nghề chuyên biệt như ngân hàng, nhất là các ngân hàng đã tiến hành khóa room để tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, hoặc cũng có thể là có những bổ sung việc áp dụng các quy định trong luật chuyên ngành.

Ngân hàng đánh đổi giữa lợi nhuận và kiểm soát nợ xấu Ngân hàng đánh đổi giữa lợi nhuận và kiểm soát nợ xấu

VTV.vn - Các ngân hàng đang tìm cách để kiểm soát nợ xấu, từ phát mại tài sản cho đến cơ cấu lại nợ, thậm chí, giải pháp cân đối, đánh đổi lợi nhuận năm 2020 cũng được tính đến.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước