Nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp qua xúc tiến thương mại

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 01/10/2024 18:57 GMT+7

VTV.vn - Câu chuyện "đem chuông đi đánh xứ người" đã không còn là chuyện hãn hữu với người sản xuất nông nghiệp và bà con nông dân Thái Nguyên.

Thời gian qua, để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên thường xuyên hỗ trợ các chủ thể OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thực hiện việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

Thổi hồn, kể câu chuyện về sản phẩm của mình, để người tiêu dùng thưởng thức, trải nghiệm trực tiếp, điều đó giờ là hoạt động thường xuyên, ngoài quá trình nâng cao sản lượng và chất lượng những sản phẩm nông nghiệp của những hợp tác xã, người làm nông nghiệp của Thái Nguyên. Thông qua những hoạt động như Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã dần giúp thương hiệu nông sản của Thái Nguyên ngày càng bay xa và nâng cao giá trị.

"Đây là cơ hội để chúng tôi giới thiệu các sản phẩm đặc sản của Thái Nguyên. Hơn hết chúng tôi có cơ hội lan toả giá trị văn hoá thưởng trà của tỉnh Thái Nguyên", chị Nguyễn Thị Như Trang, Giám đốc HTX Chè Sơn Dung, tỉnh Thái Nguyên cho biết.

Thái Nguyên hiện có hơn 240 sản phẩm OCOP và rất nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Việc tham gia thường xuyên các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, nhất là những thị trường tiềm năng và rộng lớn như Đồng bằng sông Cửu Long là cơ hội để các hợp tác xã, chủ thể OCOP của tỉnh Thái Nguyên trao đổi, học tập kinh nghiệm, hợp tác tiến tới hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh của mình.

Nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp qua xúc tiến thương mại - Ảnh 1.

Để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên thường xuyên hỗ trợ các chủ thể OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thực hiện việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

Đồng hành cùng gần 550 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, các sở, ban, ngành của tỉnh đã hỗ trợ, hướng dẫn để các đơn vị hoàn thiện quy trình, được chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc tiến tới đạt tiêu chuẩn OCOP để được tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại.

"Chúng tôi tham gia hỗ trợ từ việc nâng cao năng lực quản trị, quản lý, điều hành hợp tác xã cho đến hỗ trợ về vốn, xúc tiến thương mại, tem nhãn, bao bì sản phẩm, các chứng nhận cho các hợp tác xã", ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên thông tin.

Ông Dương Sơn Hà - Phó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết Sở đã tổ chức một chương trình gian hàng nhằm kết nối ngoài những sản phẩm OCOP còn là những sản phẩm đặc sản, tiêu biểu của tỉnh.

"Đây là cơ hội rất tốt để các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh giao lưu với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và những địa phương trên toàn quốc", ông Hà nhấn mạnh. 

Liên tiếp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đã thu được kết quả nhất định, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục định hướng để mở rộng thị trường ra khắp cả nước tiến tới xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nâng cao giá trị cho nông sản địa phươn.

Chuyển đổi số để 'thay da đổi thịt' cho hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu Chuyển đổi số để "thay da đổi thịt" cho hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu

VTV.vn - Một giải pháp trọng tâm hàng đầu để thúc đẩy xuất khẩu thời gian tới chính là tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước