"Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình.
Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại" - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Make in Vietnam trở thành chiến lược phát triển đội ngũ 100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Mang ý nghĩa là sáng tạo, thiết kế, phát triển sản phẩm công nghệ tại Việt Nam, do người Việt hoặc nhân tài toàn cầu đến và làm việc tại Việt Nam.
Nếu Việt Nam tiếp tục chỉ lắp ráp, gia công sẽ không giải được bài toán năng suất lao động, thoát bẫy thu nhập trung bình. Make in Vietnam bởi đội ngũ doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là lời giải cho nhiều bài toán, vấn đề của Việt Nam, rồi từ cái nôi Việt Nam đi ra toàn cầu, đóng góp cho thành tựu công nghệ toàn cầu.
Make in Vietnam được đóng góp từ 3 nhóm doanh nghiệp công nghệ đó là start-up với sản phẩm mới mẻ, bất ngờ; nhóm 2 là các khởi nghiệp tư vấn, chuyển giao công nghệ, đưa những giải pháp công nghệ mới của thế giới về Việt Nam; nhóm 3 là những tập đoàn lớn của Việt Nam đang đầu tư phát triển công nghệ của chính mình.
Năm 2019, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, nhằm hướng tới một nền kinh tế và xã hội số. Các doanh nghiệp công nghệ chính là hạt nhân của quá trình này, thúc đẩy áp dụng công nghệ vào tất cả doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế
Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ với tuyên bố Make in Vietnam chính là khẳng định vai trò và đặt quyết tâm, kỳ vọng cao nhất vào đội ngũ doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!