Logistics hàng không "chớp" cơ hội trong đại dịch

VTV Digital-Thứ ba, ngày 02/03/2021 06:00 GMT+7

VTV.vn - Hoạt động vận tải hàng hoá đã góp phần giúp các doanh nghiệp logistics bù đắp doanh thu, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng không.

Mới đây, Quyết định số 200 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 vừa được sửa đổi, bổ sung, trong đó, đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt đến 20% vào năm 2025. 

Năm vừa qua, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, ngành logistics Việt Nam cũng đã chịu nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, bằng các giải pháp linh hoạt, hoạt động vận tải hàng hoá đã góp phần giúp các doanh nghiệp logistics bù đắp doanh thu, đặc biệt trong đó là các doanh nghiệp hàng không.

Logistics hàng không chớp cơ hội trong đại dịch - Ảnh 1.

Ảnh: Dân trí

Vietnam Airlines là hãng hàng không đang chiếm 90% thị phần vận tải hàng hoá quốc tế và 60% thị phần nội địa. Năm 2020, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì đại dịch đã khiến sản lượng hàng hoá vận tải của hãng này sụt giảm khoảng 40% so với năm trước. Ngay sau khi tạm dừng chở khách quốc tế đến Việt Nam, hãng đã lập tức lên phương án tháo ghế hành khách, chuyển đổi đội tàu bay chở khách sang chở hàng, giúp bù đắp đáng kể vào doanh thu vận tải.

Ông Hồ Quang Tuấn, Trưởng ban Tiếp thị hàng hoá, Vietnam Airlines, cho biết: "Năm 2020 chúng tôi đã vận chuyển được gần 200.000 tấn hàng hoá với doanh thu trên 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của hang, chúng tôi cũng góp phần vào việc duy trì hoạt động xuất khẩu và công ăn việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và tham gia vận chuyển hàng nghìn tấn vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch".

Theo Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu, logistics hàng không đã không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Đến năm 2019, tổng doanh thu vận tải đã đạt trên 116 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, do tác động của COVID-19, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sụt giảm mạnh. Do vậy, theo chuyên gia, các giải pháp tình thế như dỡ ghế chở khách để tăng thêm không gian chở hàng vẫn cần tiếp tục được tận dụng.

Logistics hàng không chớp cơ hội trong đại dịch - Ảnh 2.

Ảnh: Dân trí

Ông Nguyễn Tương, chuyên gia logistics, chia sẻ: "Hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn và Việt Nam có thể mở lại các đường bay trong trong nửa cuối năm nay và thị trường hàng không sẽ lại được cải thiện. Với dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 6,9% theo kịch bản cao nhất, thị trường hàng không sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng và là cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong đó có doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Mặc dù vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của Việt Nam chỉ chiếm 0,23% tổng khối lượng vận chuyển, nhưng lại chiếm tới 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước vì giá trị hàng hoá cao. 

Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets, trong 5 năm tới, dự kiến khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu phục hồi hậu COVID-19, cùng với đó, cơ hội xuất khẩu hàng hoá của nước ta cũng sẽ mở rộng nhờ các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo thêm nhiều tiềm năng tăng trưởng cho lĩnh vực logistics hàng không của Việt Nam.

Hàng không toàn cầu có thể phải 'đốt' thêm gần 100 tỷ USD năm 2021 Hàng không toàn cầu có thể phải "đốt" thêm gần 100 tỷ USD năm 2021

VTV.vn - Đây là cảnh báo mới nhất từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước