Theo Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và môi trường, cứ 10 người tiêu dùng ở Việt Nam thì có tới 9 người không biết cơ quan bảo vệ quyền lợi của mình là cơ quan nào và ở đâu.
Con số trên thực sự rất đáng buồn song lại hợp lý với cách tổ chức của các đơn vị trong hệ thống bảo vệ người tiêu dùng. Bởi hiện tại, ngay chính các đơn vị trong hệ thống bảo vệ người tiêu dùng cũng chưa thống nhất là đơn vị mình sẽ tham gia và chịu trách nhiệm đến đâu.
Theo thống kê trên tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, 50/63 Sở công thương giao việc này cho phòng Quản lý thương mại. Còn 13 Sở khác thì mỗi Sở lại giao cho 1 đơn vị, phòng ban khác nhau.
Nhân lực tại các đơn vị bảo vệ người tiêu dùng đang rất hạn chế
Ngoài yếu tố tổ chức, nhân sự cũng là một vấn đề lớn với các đơn vị bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tờ Tiền Phong cho biết như tại Sở Công thương TP.HCM mới bố trí được 1 công chức thực hiện công việc này. Tại Cục quản lý cạnh tranh của Bộ thì cũng chỉ có khoảng 10 người... Khối lượng công việc lớn nên chỉ có thể làm hoạt động định hướng là chính.
Ngoài ra ngân sách hoạt động cho các đơn vị trên cũng là một vấn đề lớn. Cũng theo tờ Tiền Phong, tính trung bình mỗi năm chi cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chỉ khoảng 1.000 đồng/ 1 người dân. Nhiều nơi khác còn hoàn toàn không có kinh phí.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!