Làm thế nào để "giữ chân" dòng vốn ngoại?

-Thứ tư, ngày 10/10/2012 09:19 GMT+7

Ảnh minh họa

Giá cổ phiếu xuống thấp, thanh khoản không có, trong khi bất động sản đóng băng khiến các quỹ đầu tư ngoại muốn rút khỏi Việt Nam vào lúc này cũng không hề dễ dàng. Ở lại cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro tăng cao hơn.

Đi hay tiếp tục ở lại gắn bó với thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là quyết định mà hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài sẽ phải dồn dập đưa ra từ nay cho đến cuối 2013. Hai công ty tiên phong, Công ty quản lý quỹ Sài Gòn và DragonCapital đã thành công trong việc thuyết phục cổ đông duy trì các quỹ hiện có. Nhưng ở lại, không hoàn toàn chỉ vì những kỳ vọng về một tương lai sáng sủa hơn của thị trường.

Với tỷ lệ được cho là gây hồi hộp đến phút chót 58,7% dành cho VEIL và con số an toàn hơn, 74,1% dành cho VGF, cổ đông của hai quỹ do Dragon Capital quản lý đã quyết định sẽ tiếp tục ở lại với Việt Nam thêm một thời gian. Trước đó, phương án tài chính trong trường hợp các cổ đông lựa chọn việc giải tán quỹ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

5 năm hiện diện tại Việt Nam là 5 năm chứng kiến cảnh thị trường đi xuống. SAM được đánh giá là một trong những công ty quản lý quỹ thành công nhất, một phần là do khoản thua lỗ của họ qua các năm là ít đáng kể nhất.

Ông Nguyễn Thế Lữ, Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty SAM cho biết: “Có cổ đông muốn rút lui, có cổ đông muốn ở lại vì giá cổ phiếu thấp, rút đi sẽ thua lỗ, chúng tôi đã phải thuyết phục các cổ đông lớn… Nếu như trước đây, chúng tôi chỉ lo ngại việc thanh khoản và lãi suất thì hiện nay thêm lo ngại về nợ xấu và vấn đề của các ngân hàng”.

Tăng cường maketing, mua vào cổ phiếu quỹ, thu hẹp khoảng cách giữa giá cổ phiếu và giá trị tài sản ròng NAV là việc phải làm của các quỹ để lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư. Chuyển dịch từ mô hình quỹ đóng sang quỹ mở đang là hướng mà nhiều công ty quản lý quỹ tính đến.

Ông Micheal Kokalari, Giám đốc phân tích CTCK Maybank KimEng nhận định: “Thông qua các số liệu thống kê thì tôi thấy các nhà đầu tư nước ngoài không hề rút vốn ra khỏi thị trường

Việt Nam và có sự khác biệt rất lớn. Trong khi các nhà đầu tư Việt Nam có vẻ rất bi quan về nền kinh tế thì khối ngoại lại quá quen với những chu kỳ lên xuống của thị trường, nên họ vẫn rất bình tĩnh. Chuyển sang mô hình quỹ mở đang nằm trong chương trình tái cấu trúc của các quỹ, nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể sử dụng vốn của họ linh hoạt hơn thay vì phải nằm im một chỗ 5 đến 7 năm”.

Nới room cho khối ngoại thay vì tỷ lệ khống chế 49% như hiện nay cũng là một đề xuất nhằm thu hút thêm tài chính từ các nhà đầu tư. Nhưng đề xuất này có thành hiện thực hay không sẽ là một câu chuyện dài và việc các quỹ ở lại thêm một thời gian, không đồng nghĩa với việc sẽ ở lại mãi. Khác với các quỹ đầu tư nước ngoài, một số quỹ được thành lập bởi các công ty trong nước đã tính đến chuyện thanh lý, đơn cử như Quỹ tầm nhìn SSI với số vốn điều lệ 1.700 tỷ đồng, sẽ thanh lý vào giữa tháng tới.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước