Lãi suất đầu ra ngân hàng giảm từ 0,5 - 1,5%

Huy Hoàng-Thứ sáu, ngày 03/07/2020 20:00 GMT+7

VTV.vn - Lãi suất huy động giảm từ 0,25-0,5%, cơ hội giúp cho các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5 – 1,5%.

Lãi suất huy động tiền gửi ở các ngân hàng thương mại đầu tháng 7 giảm mạnh dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không hề có sự thay đổi nào trong chính sách điều hành. Tiên phong giảm lãi suất là các ngân hàng đang chiếm thị phần lớn nhất về tiền gửi như Vietcombank, VietinBank, VPBank, HDBank, VIB...

Lãi suất đầu ra ngân hàng giảm từ 0,5 - 1,5% - Ảnh 1.

ãi suất huy động giảm từ 0,25-0,5%, cơ hội giúp cho các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5 – 1,5%.

Không còn các mức lãi suất trên 8%, thay vào đó là 7,68%; 7,4%; 7,3%, thậm chí còn 6,3%/năm. Các ngân hàng lớn, nhỏ đều điều chỉnh giảm 0,4 - 0,5% so với mức lãi suất niêm yết trước đó. Một số ngân hàng khác cho biết cũng sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy động kể từ ngày 6/7. Đây là lần giảm lãi suất tiết kiệm thứ 3 liên tiếp chỉ trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây của các ngân hàng. 

Hạ lãi suất huy động là cơ sở để giảm lãi suất cho vay và là công cụ cần thiết để các ngân hàng đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn hiện nay. 

Ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc Khối khách hàng vừa và nhỏ, VPBank, cho biết, ngân hàng này đang chuẩn bị những gói ưu đãi lãi suất cho vay theo các tầng, mức khác nhau. Tuỳ theo tác động của COVID-19 đến các loại hình doanh nghiệp khác nhau, căn cứ theo dòng tiền của doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp, mức độ giảm lãi suất cho vay dao động từ 0,5% - 1,5%/năm. 

Lãi suất đầu ra ngân hàng giảm từ 0,5 - 1,5% - Ảnh 2.

Ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc Khối khách hàng vừa và nhỏ, VPBank, cho biết, ngân hàng này đang chuẩn bị những gói ưu đãi lãi suất cho vay theo các tầng, nấc khác nhau.

Tính đến ngày 19/6 huy động vốn tăng 4,35%, đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,26%. Điều đó cho thấy thanh khoản của hệ thống đang dồi dào. Thậm chí, nhiều ngân hàng còn tận dụng được những dòng vốn ngoại ở mức giá thấp. 

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế, VIB cho rằng, không cần phải đẩy cao lãi suất huy động trong nước, có thể cân bằng với nguồn vốn ngoại. 

Lãi suất đầu ra ngân hàng giảm từ 0,5 - 1,5% - Ảnh 3.

"Không cần phải đẩy cao lãi suất huy động trong nước mà có thể cân bằng với nguồn vốn ngoại", ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế, VIB.

"Vì chúng tôi có nhiều đối tác nước ngoài tín nhiệm, cấp những khoản tín dụng trung và dài hạn không có tài sản đảm bảo với lãi suất rất hấp dẫn. Khi trộn với nguồn vốn trong nước thì sẽ tạo ra lãi suất huy động hợp lý để cấp tín dụng cho khách hàng đến vay" - ông Vũ chia sẻ. 

Lường trước kịch bản đầu ra được khơi thông, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng từ nay đến cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng. Với góc nhìn thận trọng, một số chuyên gia cho rằng nếu tiếp tục giảm lãi suất huy động trong thời gian tới, cần giữ ở mức đủ hấp dẫn. 

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh, nếu lãi suất ở mức quá thấp, người gửi tiền sẽ cân nhắc, so sánh và chuyển dịch kênh đầu tư sang vàng, chứng khoán, bất động sản. Các kênh này vừa rủi ro hơn, vừa khiến cho nguồn vốn thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng hơn. Do vậy, cần đưa ra mức lãi suất tiền gửi đủ hấp dẫn.

Lãi suất đầu ra ngân hàng giảm từ 0,5 - 1,5% - Ảnh 4.

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia.

Dải lãi suất huy động hiện nay vẫn cao hơn mức lạm phát kỳ vọng của năm 2020 dưới 4%, cùng với lượng nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia lên cao nhất từ trước tới nay khoảng 85 tỷ USD. 

Đây là yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cũng như duy trì lòng tin của các nhà đầu tư để thu hút dòng vốn, góp phần phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước