Kinh tế Việt Nam cần chuẩn bị cho "chặng bay mới"

Hoàng Nam-Thứ tư, ngày 04/11/2020 06:27 GMT+7

VTV.vn - Việt Nam phải xây dựng những kế hoạch, đề án khả thi trong điều kiện "bình thường mới".

Làm thế nào để dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông không chậm tiến độ lần thứ 9? Phát triển kinh tế rừng của Việt Nam có đang bền vững hay không? Rất nhiều vấn đề thời sự đã làm nóng không khí trong các phiên thảo luận của Quốc hội ngày 3/11 về kinh tế - xã hội.

Nhìn nhận về mục tiêu kinh tế giai đoạn 5-10 năm tới, các đại biểu đánh giá Việt Nam sẽ phải "chuẩn bị cho một chặng bay mới", quyết định liệu đất nước có cất cánh, có đạt được trình độ cần thiết và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không.

Ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội TP. HCM: Tự chủ là đặc thù của giai đoạn bình thường mới, rà soát lại toàn bộ nội dung của 3 khu vực kinh tế, xây dựng lại phù hợp với điều kiện bình thường mới. Tôi vừa nghe Nhật Bản đã đầu tư xét nghiệm COVID tại sân bay cho 10.000 người/ngày và kết quả trong 6 giờ và tiến tới chỉ còn 2 giờ, trên cơ sở đó họ mở lại du lịch, áp dụng việc này thế nào, du lịch không khôi phục thì hàng không và hàng loạt ngành khác có nguy cơ suy sụp.

Ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: Để đón nhận làn sóng FDI trong bổi cảnh mới, tôi đề nghị Quốc hội giao Chính phủ sớm xây dựng Dự luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ để trình Quốc hội ban hành thúc đẩy ngành công nghiệp quan trọng này, nếu không phát triển được công nghiệp hỗ trợ và vươn cao hơn trong chuỗi giá trị, dù chúng ta có thu hút được hàng chục hàng trăm tỷ USD FDI nữa thì Việt Nam mãi không thoát kiếp gia công và bẫy thu nhập trung bình.

Kinh tế Việt Nam cần chuẩn bị cho chặng bay mới - Ảnh 1.

Kinh tế Việt Nam cần chuẩn bị cho "chặng bay mới". Ảnh minh họa - VGP.

Nhìn nhận về câu chuyện phát triển kinh tế lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT khẳng định tinh thần và kết quả của việc phát triển và giữ rừng, còn nhiều đại biểu cho rằng, nhiều dự án kinh tế lại đang đi ngược lại.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Năm 1990, Việt Nam chỉ có 9 triệu ha rừng, hệ số che phủ 27%. Quyết tâm xây dựng kinh tế bền vững, phát triển rừng, đến nay, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, hệ số che phủ gần 42%.

Bà Nguyễn Thị Xuân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk: Nhiều cử tri cho rằng việc đầu tư thủy điện nhỏ là khai thác gỗ và tài nguyên 1 cách hợp pháp, nhiều chủ dự án sau khi có giấy phép xây dựng xong đã nhanh chóng bán lại dự án thủy điện cho các chủ đầu tư khác.

Phản hồi về câu chuyện chậm tiến độ các dự án đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết sẽ rút kinh nghiệm để các dự án lớn tới đây triển khai không mắc phải. Về phát triển hạ tầng ĐBSCL, Bộ trưởng chia sẻ kế hoạch nâng tổng cao tốc từ hơn 40km hiện nay lên hơn 300km vào năm 2025.

ĐBQH: Việt Nam là điểm sáng về phát triển kinh tế ĐBQH: Việt Nam là điểm sáng về phát triển kinh tế

VTV.vn - Tại phiên họp sáng nay (3/11), các đại biểu cho rằng, dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ổn định, GDP vẫn tăng trưởng dương.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước