Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Siết quản lý chứ không nên cấm

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 30/07/2019 10:33 GMT+7

VTV.vn - Sẽ bổ sung ngành "Kinh doanh dịch vụ đòi nợ" vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Đây là nội dung được đưa ra trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều chuyên gia cho rằng không nên cấm hẳn kinh doanh dịch vụ đòi nợ bởi nó có thể gây khó khăn cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính, đồng thời có thể phát sinh hoạt động đòi nợ trá hình, biến tướng để lấp vào chỗ trống thiếu hụt.

Theo số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ thành công khi dùng dịch vụ đòi nợ hợp pháp đạt 70-80% thời gian chỉ mất 60 - 90 ngày. Trong khi, nếu sử dụng phương án khởi kiện tại tòa và cơ quan thi hành án, thì hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và thời gian kéo dài tới 400 ngày.

Trên thực tế, thời gian qua, dịch vụ đòi nợ không hiếm gặp sự biến tướng và gây ra hệ lụy cho xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cấm hẳn chưa chắc đã hiệu quả bằng việc quy định và giám sát chặt chẽ các biện pháp đòi nợ không được phép thực hiện.

Tại Mỹ, Luật Kinh doanh thu hồi nợ có những quy định khá rõ ràng như: chỉ được liên lạc với đối tượng bị thu nợ trong khoảng thời gian 8h - 21h, không thu nợ tại nơi làm việc, không dùng biện pháp đe dọa, ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, cần có khung pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thu hồi nợ dựa trên một số tiêu chí như có tổ chức chuyên nghiệp, có năng lực tài chính, chuyên môn và thượng tôn pháp luật. Chứ không thể là chuyện "không quản được thì cấm".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước