Khủng hoảng điện ở Trung Quốc: "Thiên nga đen" hay "tê giác xám"?

Anh Quang-Thứ tư, ngày 13/10/2021 17:42 GMT+7

VTV.vn - Việc thiếu than và giá than liên tục tăng diễn ra từ đầu năm nay buộc Trung Quốc phải điều chỉnh cơ chế kiểm soát sản lượng và giá nhiệt điện theo hướng thị trường.

Theo các chuyên gia, sự cố thiếu điện hiện nay không phải là hiện tượng "thiên nga đen" - vốn để chỉ các sự cố bất ngờ nhưng có hậu quả to lớn, mà là một sự kiện "tê giác xám" - tức một dạng rủi ro đã được thấy trước nhưng bị phớt lờ.

Việc thiếu than và giá than liên tục tăng diễn ra từ đầu năm nay buộc Trung Quốc phải cho phép tăng sản lượng khai thác tại hầu hết các mỏ. Một giải pháp cấp bách khác cũng vừa được nước này đưa ra đó là dỡ bỏ hoàn toàn kiểm soát với mức trần sản lượng mà các nhà máy sản xuất nhiệt điện được phép bán ra thị trường hiện nay; đồng thời điều chỉnh giá bán buôn nhiệt điện theo hướng thị trường hơn.

Theo thông báo chính thức từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, các nhà máy sản xuất nhiệt điện sẽ được cung cấp 100% sản lượng điện ra thị trường thay vì mức mức trần 70% hiện nay. Điều đó có nghĩa công suất của các nhà máy nhiệt điện sẽ được tối đa hóa nhằm giải quyết cơn khát điện năng trên toàn quốc.

Khủng hoảng điện ở Trung Quốc: Thiên nga đen hay tê giác xám?  - Ảnh 1.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện. (Ảnh: Bloomberg)

Một cải cách khác cũng đáng chú ý, đó là giá bán buôn điện cũng sẽ được điều chỉnh tăng từ tối đa 10% hiện nay lên mức 20%. Sự điều chỉnh này một mặt giúp cơ chế định giá điện được thị trường hóa hơn, bởi giá than từ đầu năm đã tăng tới 64%. Tuy nhiên nó cũng sẽ khiến chi phí mua điện của người sử dụng, ở đây là các nhà máy lớn, khu công nghiệp, thương mại… sẽ tăng lên đáng kể và phụ thuộc vào khả năng đàm phán giá mới với các nhà máy.

"Những thay đổi này sẽ giúp phản ánh cung và cầu tốt hơn trong ngành điện. Chính quyền các địa phương cũng cần hỗ trợ các bên mua điện có được giá bán điện mới theo hướng thị trường, song theo hướng không bị xáo trộn lớn", ông Peng Shaozong, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, cho hay.

Trước đó, để giải quyết tạm thời cuộc khủng hoảng điện năng, một số tỉnh, thành của Trung Quốc như Quảng Đông đã cho phép tăng giá điện 25% vào giờ cao điểm, trong khi một số tỉnh khác thì đã tăng tối đa 10% giá điện và có thể tăng thêm 10% cũng vào giờ cao điểm.

Tỉnh Hồ Nam dự kiến "tính lại giá điện dựa trên giá than" từ tháng 10 này. Các chuyên gia cũng đề xuất những giải pháp mang tính đồng bộ và lâu dài hơn như tăng cường sự kết nối giữa các lưới điện trên toàn Trung Quốc. Trung Quốc hiện có hai công ty vận hành lưới điện lớn là Tập đoàn Lưới điện quốc gia - quản lý 80% hệ thống lưới điện cả nước, và Tập đoàn Lưới điện phương Nam - quản lý 20% lưới điện còn lại, chủ yếu của năm tỉnh phía Nam. Tuy nhiên ở thời điểm thiếu hụt điện, 2 mạng lưới này không hề "đấu nối" với nhau cả trên thực tiễn cũng như cơ chế điều hành.

Trung Quốc: Nguy cơ lạm phát từ quyết định tăng giá điện Trung Quốc: Nguy cơ lạm phát từ quyết định tăng giá điện

VTV.vn - Chính phủ Trung Quốc đã chính thức cho phép các nhà máy điện được quyền tăng giá bán để bù lỗ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước