IMF: Kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức dù có dấu hiệu phục hồi

TTXVN-Thứ năm, ngày 16/07/2020 17:31 GMT+7

Cửa hàng tại New York, Mỹ, đóng cửa ngày 23/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN.

VTV.vn-Ngày 16/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva nhận định mặc dù đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Trong các thách thức đó bao gồm nguy cơ xuất hiện làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai. Bà Kristalina Georgieva đồng thời kêu gọi các chính phủ duy trì những chương trình cứu trợ hiện nay.

Trong thông điệp gửi tới các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trước thềm hội nghị dự kiến diễn ra vào cuối tuần này ở Saudi Arabia, bà Georgieva nhấn mạnh hoạt động kinh tế đang dần phục hồi, nhưng thế giới vẫn chưa vượt qua khó khăn.

IMF: Kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức dù có dấu hiệu phục hồi - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: AP)

Theo bà Georgieva, gói kích thích trị giá 11.000 tỷ USD của các nước G20 đã giúp ngăn ngừa những hậu quả xấu hơn, và chúng vẫn cần được duy trì, thậm chí là mở rộng trong những trường hợp cần thiết. Một trong số những biện pháp này phải kể đến chi trả tiền nghỉ ốm cho những gia đình thu nhập thấp, cũng như hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Xu hướng phục hồi hiện nay cũng đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể khiến các hoạt động bị gián đoạn một lần nữa.

Theo Tổng Giám đốc IMF, dù nợ tăng lên là một vấn đề nghiêm trọng, song ở giai đoạn này của cuộc khủng hoảng, tổn hại do rút lại các gói kích thích còn lớn hơn việc duy trì sự hỗ trợ hiện nay. Nhiều quốc gia đã xúc tiến mở cửa trở lại kinh tế khiến thế giới đã bước sang giai đoạn khủng hoảng mới, đòi hỏi sự nhạy bén về chính sách và hành động nhằm đảm bảo đà phục hồi chung và lâu dài.

IMF: Kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức dù có dấu hiệu phục hồi - Ảnh 2.

Quý II, người thất nghiệp ở Mỹ cao nhất từ năm 1940. Hình minh họa. (Reuters)

Trong khi đó, nhiều việc làm mất đi trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành có thể sẽ không bao giờ khôi phục được. Vì vậy người lao động cần được hỗ trợ và đào tạo để chuyển sang ngành nghề mới. Bà Georgieva nhấn mạnh điều quan trọng là đại dịch sẽ làm gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng, nhưng đây cũng là thời điểm để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc tới các chiến lược xây dựng thế giới xanh hơn, tốt đẹp hơn và bình đẳng hơn.

Tháng trước, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới nhất, IMF cho biết các lệnh phong tỏa và việc đóng cửa biên giới thời gian qua đã khiến hoạt động kinh doanh trên toàn cầu bị đình trệ, hàng trăm triệu việc làm mất đi. Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm 4,9% trong năm nay, nghiêm trọng hơn nhiều so với mức 3% được đưa ra vào tháng Tư vừa qua và là mức sụt giảm lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ước tính, 12.000 tỷ USD sẽ "bốc hơi" trong vòng hai năm. Những cập nhật này hoàn hoàn tương đồng với những dự báo kinh tế gần đây.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) còn bi quan hơn với dự báo kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm ở mức 5,2% trong năm nay. Theo IMF, kinh tế thế giới chỉ có thể phục hồi nhanh chóng vào năm sau

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước