Trước đó, IMF dự đoán rằng tình trạng cách ly xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi virus Corona có thể khiến kinh tế toàn cầu suy thoái 3% trong năm 2020. Tuy nhiên, các quan chức của tổ chức này vừa cho biết họ đang có một cái nhìn bi quan hơn rất nhiều.
Một dự báo ảm đạm có thể phản ánh đánh giá của IMF về mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do sự ngưng trệ về kinh tế trên diện rộng. Ví dụ nền kinh tế Anh đã giảm 1/5 chỉ trong tháng 4.
Nếu có một tia hy vọng nào để IMF có thể lạc quan rằng điều tồi tệ nhất tại các quốc gia đã qua thì đó là chỉ số quản lý mua hàng từ Nhật Bản, châu Âu cho đến đến Mỹ. Chỉ số này dự kiến sẽ có sự cải thiện từ mức thấp nhất trong lịch sử tại thời điểm tồi tệ nhất của dịch COVID-19.
Theo IMF, hầu hết các quốc gia vẫn phải đối mặt với một con đường chông gai nữa để trở lại bình thường
"Các bản dự báo của Rapidfire cho thấy một số quốc gia như Trung Quốc, Đức đã khống chế thành công dịch bệnh. Nhiều quốc gia khác thì không để tình trạng xấu đi", Tom Orlik, kinh tế trưởng của Bloomberg Economics cho biết.
Tuy nhiên theo IMF, hầu hết các quốc gia vẫn phải đối mặt với một con đường chông gai nữa để trở lại bình thường. Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF đang soạn thảo những dự báo mới của nền kinh tế thế giới cho biết cả những nền kinh tế mới nổi và phát triển trong năm nay sẽ đều hứng chịu một cuộc suy thoái. Đây là lần đầu tiên điều này diễn ra kể từ sau cuộc Đại khủng khoảng những năm 1930.
Nín thở chờ đợi
Tháng 6 là thời điểm mở cửa lại ở hầu hết các quốc gia châu Âu. Một loạt các chỉ số hoạt động sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cái nhìn tổng thế về cách mà các nền kinh tế đang đối phó với suy thoái.
Một con số quan trọng sẽ là chỉ số của các nhà quản lý mua hàng cho ngành dịch vụ chỉ số bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh cách ly xã hội. Trong khi chỉ số niềm tin sẽ được theo dõi chặt chẽ ở Thụy Điển, quốc gia đang có những tranh cãi về cách tiếp cận được cho là tương đối lỏng lẽo trong đối phó với COVID-19.
Cắt giảm lãi suất cơ bản, tăng cường mua trái phiếu... là những cách mà nhiều quốc gia đang thực hiện để đối phó với suy thoái kinh tế do tác động từ COVID-19 (Ảnh minh họa)
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố chính sách đối phó của mình vào tháng 6 này. Theo đó các nhà hoạch định chính sách sẽ quyết định mở rộng chương trình mua trái phiếu. Còn các quốc gia đơn lẻ, Hungary và Cộng hòa Czech dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất. Trong khi ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ dự báo sẽ tiếp tục giảm lãi suất cơ bản.
Xa hơn tại châu Phi, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Tito Mboweni sẽ lập ngân sách điều chỉnh vào thứ Tư để chuyển 130 tỷ rand (khoảng 7,5 tỷ USD) sang một gói kích cầu. Trong khi đó, ở Kenya, ngân hàng trung ương có thể sẽ giảm lãi suất cơ bản.
Tại Mỹ, các nhà đầu tư sẽ theo dõi một số báo cáo gồm: doanh số bán nhà mới, đơn đặt hàng lâu bền và chi tiêu cá nhân để giúp họ điều chỉnh các ước tính GDP. Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra ước tính về GDP quý I trong tuần này, cùng với báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp. Những chỉ số mà các nhà đầu tư theo sát một cách chặt chẽ.
Những số liệu sắp được công bố có thể quyết định sự lên, xuống của thị trường trong thời gian tới
Còn ở New Zealand, ngân hàng trung ương nước này đã có thông báo cho biết nền kinh tế quốc thuộc châu Đại dương đã bước vào thời kỳ suy thoái kể từ năm 2010.
Tại Philippines, việc giảm lãi suất có thể sẽ được quyết định vào thứ Năm tới. Dữ liệu thương mại của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 6 sẽ được xem xét kỹ để kiểm tra tình hình thương mại toàn cầu.
Ở Brazil, theo biên bản cuộc họp ngân hàng trung ương tuần trước, các nhà hoạch định chính sách đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 2,25%. Trong khi đó quốc gia láng giềng Argentina, báo cáo GDP quý 1 sẽ là mở đầu cho một trong những cuộc suy thoái sâu nhất của khu vực vào năm 2020. Trong khi đó tại Mexico, khả năng lớn sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống mức dưới 5%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!