Nguyên nhân được xác định là do theo quy định của Thông tư 32 của Ngân hàng Nhà nước, những đối tượng khách hàng trên không có tư cách pháp nhân. Từ tháng 3/2018, phải là cá nhân hay pháp nhân mới được đứng tên tài khoản tại ngân hàng.
Theo tinh thần Thông tư 32 của NHNN, sẽ còn 9 tháng nữa để các tổ chức chưa có tư cách pháp nhân chuyển người đứng tên tài khoản sang cá nhân hoặc pháp nhân. Sẽ có hàng chục ngàn đối tượng bị ảnh hưởng bởi quy định này, với chi phí bỏ ra không nhỏ. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng sẵn sàng cho sự thay đổi này.
Hơn 20 năm hoạt động, Văn phòng Luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự đang vận hành như một doanh nghiệp tư nhân. Mọi thanh toán, chi trả lương cho nhân viên, nộp thuế, hay đóng bảo hiểm đều được tiến hành thông qua tài khoản ngân hàng đứng tên Văn phòng Luật sư.
Thông tin về việc sẽ buộc phải chuyển sang tài khoản cá nhân trước tháng 3/2018, nếu không sẽ buộc phải đóng tài khoản, khiến người đứng đầu văn phòng hết sức lo ngại.
Theo các chuyên gia, luật pháp hiện hành bảo hộ và yêu cầu tách bạch hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân độc lập với thu nhập, các hoạt động khác của cá nhân; do vậy buộc doanh nghiệp tư nhân giao dịch qua tài khoản đứng tên cá nhân, thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu rõ ràng. Nếu quy định này được triển khai, sẽ buộc các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan thuế phải ngồi bóc tách các giao dịch qua tài khoản làm căn cứ tính thuế, gây lãng phí nguồn lực. Đây sẽ là một khối lượng công việc khổng lồ.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định tính đúng đắn của việc triển khai Thông tư 32 và cho biết sẽ xử lý các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Theo lộ trình, các ngân hàng sẽ phải thông báo cho các chủ tài khoản không phải là pháp nhân và cá nhân trước xong trong tháng 6/2017 và hoàn tất việc chuyển đổi vào tháng 3/2018. Nhưng đến thời điểm này, rất nhiều ngân hàng còn chưa có động thái nào thông báo tới khách hàng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!