Gánh nặng từ chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 08/03/2019 09:55 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - 40% lợi nhuận thuần của các NHTM dùng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong Quý IV/2018, tương đương khoảng 62.000 tỷ đồng.

Con số trên Thời báo Kinh doanh sáng 8/3 khiến người đọc không khỏi tò mò, vì sao các ngân hàng phải dành nhiều lợi nhuận như vậy để dự phòng rủi ro?

Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức bình quân bởi thực tế, ở một số ngân hàng còn lớn hơn nhiều. Chi phí cho khoản dự phòng của Ngân hàng BIDV còn chiếm tới 2/3 lợi nhuận thuần trong khi, Eximbank cũng tăng quy mô dự phòng lên gấp 4 lần. Nguyên nhân được chỉ ra là vì các ngân hàng phải tăng cường xử lý nợ xấu.

Theo bài báo, mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm nhẹ về mức 1,89% từ mức 1,99% của cuối năm 2017 nhưng số dư nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng. Thậm chí, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao, lên tới 6,5%.,

Trong năm nay, các ngân hàng sẽ còn phải tiếp tục tăng dự phòng, nhất là khi các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đây đến thời hạn tất toán, các nhà băng phải nhận lại nợ xấu, vì thế, lợi nhuận sẽ tiếp tục sụt giảm. Lợi nhuận thấp không những khiến các nhà băng không có nguồn tích lũy để tăng vốn mà việc tìm kiếm các cổ đông mới cũng khó khăn hơn trong khi lộ trình áp dụng chuẩn Basel 2 đã đến gần.

Thừa nhận chi phí dự phòng cao đang ăn mòn tới một nửa miếng bánh lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên, trang CafeF cho rằng, chi phí dự phòng rủi ro quá lớn hay tỷ lệ nợ xấu tăng cao cũng chưa hẳn là dấu hiệu hoàn toàn tiêu cực bởi nó cũng có thể chứa thông điệp về sự minh bạch trong phân loại nợ của nhà băng đó.

Nói một cách hình ảnh, việc chủ động ưu tiên trích lập dự phòng có thể xem như "của để dành" của các ngân hàng thương mại. Điều đó có thể hiểu nếu các ngân hàng cất 1 đồng để dự phòng nợ xấu, khi khoản đó được thu hồi, toàn bộ tiền dự phòng kia sẽ được ghi nhận ngược trở lại làm lợi nhuận. Do đó, việc này hứa hẹn những khoản lợi nhuận đột biến trong tương lai của các ngân hàng nếu họ rốt ráo với việc kiểm soát thu hồi nợ xấu. Đó như một cách hi sinh lợi ích trước mắt để hướng tới phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Ngân hàng dành hơn 14.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu Ngân hàng dành hơn 14.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu Vì sao ngân hàng đua nhau bán bảo hiểm nhân thọ? Vì sao ngân hàng đua nhau bán bảo hiểm nhân thọ? Huy động vốn ngoại là tâm điểm của ngân hàng Việt Nam năm 2019 Huy động vốn ngoại là tâm điểm của ngân hàng Việt Nam năm 2019

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước