Eurozone: Hết lo nợ công lại đến giảm phát

Lê Tuyển-Thứ bảy, ngày 08/02/2014 07:04 GMT+7

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu không mạnh tay cắt giảm lãi suất hơn nữa, rất có thể Eurozone sẽ tiến gần hơn tới vòng xoáy của giảm phát.

Những tưởng, cắt giảm lãi suất sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1 vừa qua của khối tăng rất thấp. Đó là tin tốt đối với người tiêu dùng, nhưng nó là tin xấu với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho dù người đứng đầu cơ quan này khẳng định giảm phát sẽ không xảy ra.

Ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nói: “Câu hỏi đầu tiên là liệu có xảy ra giảm phát? Câu trả lời là không. Chắc chắn sẽ có lạm phát, dù hơi thấp và cần có thời gian. Nhưng tôi chắc chắn là không có giảm phát”.

Ông Draghi cũng hứa hẹn sẽ giữ nguyên lãi suất cực thấp 0,25% và cho rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ là động lực tốt cho tăng trưởng kinh tế Eurozone. Kể cả không có tác động tốt thì thay đổi chỉnh sách lúc này, theo ông Draghi là không nên.

“Lý do chúng tôi không đưa ra quyết định gì mới là để đối phó linh hoạt hơn với các tình huống. Tôi cần thêm thông tin trước khi hành động" - ông Mario Draghi nói.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mức lãi suất cực thấp 0,25% hiện nay khiến ECB đắn đo trong việc tiếp tục cắt giảm sâu hơn, nhưng chính việc cắt giảm sâu hơn nữa, thậm chí về mức âm có thể tạo động lực tốt cho thị trường.

Ông Alan Higgins, Trưởng Bộ phận Đầu tư, Ngân hàng Coutts, Anh Quốc cho rằng: “Mặc dù lãi suất cho vay đang ở mức thấp kỷ lục nhưng nếu ECB thực sự muốn có đột phá họ nên cắt giảm xuống mức âm”.

Hiện ECB đang mong mỏi mức lạm phát 1,2% trong năm nay. Ông Draghi gọi bất cứ mức lạm phát nào dưới 1% sẽ là “vùng nguy hiểm”. Và nếu nó rơi vào vùng nguy hiểm thật thì chắc chắn cuộc họp tháng tới của ECB sẽ rất dài.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước