Các công nhân làm việc tại đoạn đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Nam qua Bulgaria. Nguồn: AFP
Cuộc họp do Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Cao ủy về Năng lượng chủ trì. Cùng họp với ông Maros Sefcovic là đại diện các nước thành viên Liên minh châu Âu có tham gia vào dự án Dòng chảy phương Nam. Đó là Bulgaria, Hungaria, Slovenia, Áo, Croatia, Italy, Hy Lạp và Rumania, những nước châu Âu thiệt hại nhiều nhất khi dự án bị hủy bỏ.
Các quy tắc của châu Âu nhằm loại bỏ nguy cơ độc quyền về giá và nguồn cung năng lượng không chấp nhận việc cùng một tập đoàn vừa bán khí đốt lại vừa làm chủ đường ống dẫn khí đốt. Tháng Tư năm ngoái, Nghị viện châu Âu đã viện dẫn luật cạnh tranh để bác bỏ dự án Dòng chảy phương Nam. Sau đó 2 tháng, Ủy ban châu Âu chính thức yêu cầu Bulgaria không cho phép đường ống dẫn khí chạy ngang qua lãnh thổ, chừng nào mà Nga còn chưa đáp ứng luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu.
Trước cuộc họp hôm nay, tại các nước châu Âu tham gia dự án Dòng chảy phương Nam đã có những chỉ trích rằng, Liên minh châu Âu đã quá cứng nhắc trong cách xử lý dự án này. Dự án bị hủy bỏ thì cả Nga và Liên minh châu Âu đều thiệt hại. 30% lượng khí đốt mà châu Âu cần tới là từ nước Nga. Dù có dự án Dòng chảy phương Nam hay không thì châu Âu vẫn sẽ phải phụ thuộc vào khí đốt từ Nga.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online.