Sau khi ECB quyết định cắt giảm lãi suất đã gây ra một sự đau đầu cho các nước EU, điển hình là Pháp. Nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực đồng tiền chung đã cùng lúc hứng chịu 2 tin xấu.
Thứ nhất, Tổ chức đánh giá khả tín Standard & Poors đã giảm đánh giá xếp hạng tín dụng của Pháp. Điều này đã đặt ra một dấu hỏi cho nỗ lực của Thủ tướng Hollande trong việc phục hồi kinh tế.
Ông Pierre Moscovici, Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết: “Đây là một đất nước bạn có thể đặt niềm tin. Mọi thứ rất vững chắc. Tuy nhiên, tôi cũng gửi lời xin lỗi vì việc giảm đánh giá xếp hạng tín dụng”.
Thứ hai, những dữ liệu sản xuất đang trở nên tồi tệ hơn dự kiến. Tín hiệu tăng trưởng kinh tế tưởng như khả quan trong quý II, có thể sẽ lại đi xuống. Người ta đang hi vọng về việc giảm giá của đồng euro đối với các ngân hàng châu Âu.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, các nhà kinh tế đều mong muốn ECB cung cấp một sự tái cơ cấu trong vòng 6 tháng, nhằm giúp ECB thoát khỏi những khó khăn qua hình thức giảm phát.
Việc ECB giảm lãi suất cũng tác động tiêu cực đến Đức. Những hồ sơ, số liệu mới nhất đã cho thấy thặng dư thương mại của Đức nhiều hơn hẳn so với các nước láng giềng và ECB muốn Đức sẽ chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy khu vực đồng euro. Nhưng với việc lạm phát của Đức đang cao hơn nhiều so với dự báo, đó vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Ông Willian De Vijlder, Ngân hàng BNP Paribas cho rằng: “Lạm phát của Đức đang là 2%, cao hơn so với kì vọng và có thể nó sẽ tiếp tục tăng. Ta cũng cần tránh thâm hụt ngân sách”.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu đáng khích lệ từ những quốc gia khó khăn nhất. Bất chấp làn sóng phản đối trên khắp Hy Lạp và Bồ Đào Nha, xuất khẩu ngoại vi tại phía Nam đang gia tăng nhanh. Và các khoản nợ của Tây Ban Nha đã phần nào được giải quyết.