Đó là bà Trần Thị Quốc Khánh - Trưởng ban soạn thảo cùng 6 đại biểu Quốc hội khác.
Cuối tuần qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về dự án này. Ủng hộ là tinh thần chung miêu tả trên báo chí.
"Làm thế nào để đưa dịch vụ công đến gần với người dân" là bài viết trên tờ Người lao động. Trong cuộc phỏng vấn bà Khánh, bà cho biết bà phát hiện nhiều lỗ hổng pháp luật khi đọc các báo cáo cải cách hành chính. Trogn 4 năm ròng rã, bà đã toàn bộ sức lực xây dựng dự án Luật Hành chính công để có một buổi báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Mục tiêu của dự án Luật Hành chính công là tất cả vấn đề hành chính công hay dịch vụ công phải được luật hóa thay vì chỉ dừng ở nghị định. Khi có luật, quy trình thủ tục hành chính cứ chiếu theo luật mà làm.
Cần thiết và ủng hộ, thậm chí theo miêu tả của bà Khánh, thảo luận vô cùng sôi nổi khi bà được nghe góp ý tâm huyết về Chính phủ điện tử, về cơ chế một cửa hay một nền hành chính quốc gia. Luật Hành chính công ra đời sẽ giảm gánh nặng ngân sách, tinh giản biên chế, khi nền hành chính công được xã hội hóa. Xã hội hóa nghĩa là của xã hội, của nhân dân. Hành chính công phục vụ nhân dân nên nhân dân hoàn toàn có khả năng quản lý, cung cấp dịch vụ này.
Do đó, ngoại trừ dịch vụ bắt buộc do nhà nước chứng thực cấp phép, dự thảo Luật đặc biệt nhấn mạnh các dịch vụ sự nghiệp không cần nhà nước nắm giữ, như: giáo dục, y tế, văn hóa, các dịch vụ môi trường, cây xanh, cấp thoát nước...
Văn bản pháp luật phức tạp nhất là khi chồng chéo - một cái khó của người soạn thảo, vì luật cho người dân mà chồng chéo lại càng khó cho dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt lưu ý điều này như một bất cập phải giải quyết được, và đúng như Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhận định: "Xác định rõ sự cần thiết của Luật này thì mới định hình đúng nghĩa nền hành chính công".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!