Đây là cảnh báo rất đáng chú ý từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau cuộc khảo sát với gần 130.000 doanh nghiệp được thực hiện vào cuối tháng 4 vừa qua.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, doanh nghiệp phải đối mặt với "khó khăn kép": Vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu. Nhất là các ngành hàng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giầy, điện tử, điện thoại…
"Doanh nghiệp trong các nghành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, hàng không, hậu cần du lịch, nhà hàng, giáo dục, khách sạn, giáo dục... đã rơi vào tình trạng "ngủ đông" suốt 3 tháng qua", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 22.696 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 4 tháng đầu năm
Cụ thể theo khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhóm doanh nghiệp lớn là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất với tỷ lệ 92,8%. Tiếp đến là nhóm doanh nghiệp vừa (91,1%) và nhỏ 89,7%. Tỷ lệ này ở nhóm siêu nhỏ là thấp nhất với 82,1%.
Nếu căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI là đối tượng chịu nhiều tác động nhất của dịch với 88,7%. Tỷ lệ này đối với nhóm doanh nghiệp nhà nước và dn ngoài tư nhấ là 87,3% và 85,5%.
Cũng theo thống kế từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2020 là 37.596 doan nghiệp, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là lần đầu tiên có sự sụt giảm so với các kỳ 4 tháng đầu năm giai đoạn 2015 – 2020.
Cùng với đó lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 4 tháng đầu năm là 22.696 doanh nghiệp. Tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2015 – 2020.
Niềm tin và dòng vốn
"Có ai yếu tố rất quan trọng với doanh nghiệp ở thời điểm này đó là dòng tiền và niềm tin vào cơ hội kinh doanh ở thời điểm sắp tới", ông Bùi Anh Tuấn…
Khảo sát của Bộ kế hoạch đầu tư cho thấy khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ doanh nghiệp bị thiếu hụt vốn cao nhất.
Theo khảo sát, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lâm nghiệp có tỷ lệ thiếu hụt vốn cao nhất (Ảnh minh họa)
"Nhiều doanh nghiệp ví vốn dòng tiền như là máu trong cơ thể, thiếu máu thì cơ thể không thể khỏe mạnh được. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài và trầm trọng thì ắt sẽ ảnh hưởng đến sức sống của doanh nghiệp", khảo sát cho biết.
Theo ông Tuấn, những giải pháp như giãn, hoãn thuế, cũng các gói tín dụng của ngân hàng được thực hiện trong thời gian tới có thể hỗ trợ doanh nghiệp về dòng tiền trong ngắn hạn.
Còn với niềm tin kinh doanh thì những giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch. Đặc biệt là những giải pháp được thể hiện trong các nghị quyết của Chính phủ, những gói hỗ trợ đã tạo được niềm tin kinh doanh rất lớn cho doanh nghiệp.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2020 sẽ diễn ra vào sáng 9/5 tới
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vào sáng ngày 9/5 tới Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2020 sẽ diễn ra. Hội nghị được tổ chức với mục tiêu nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch COVID-19.
Hội nghị sẽ được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam cũng như các nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!