Doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi gì từ TPP?

Bích Thúy-Thứ tư, ngày 28/08/2013 07:00 GMT+7

 Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2010. Khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi ích trong xuất khẩu và đầu tư.

TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Đến nay, TPP là hiệp định tự do thương mại đa phương có phạm vi rộng nhất, bao trùm các nội dung truyền thống như thuế quan, dịch vụ tài chính, đầu tư và các vấn đề về môi trường, lao động, chống tham nhũng…

Ông Nathan Lane, Trưởng phòng kinh tế, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ giải thích: “Thuận lợi chính là ở đây là đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, khi đó thuế suất được giảm thì tiếp cận thị trường Việt Nam sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, đặc biệt là thị trường Mỹ. Thứ hai là, với tình hình đó sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn với nhà dầu tư, không chỉ là nhà đầu tư nội địa mà cả các nhà đầu tư khác trong khu vực”.

‘ Ảnh: Báo Tin tức

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể thấy rõ như trên, sẽ có không ít nguy cơ đến từ các cam kết TPP. Cụ thể, việc giảm thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp lại, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa.

Ông Fred Burke, Amcham Governor, Đối tác điều hành Baker & McKenzie nhấn mạnh: “Trở ngại chính của Việt Nam là quy tắc xuất xứ của nguyên vật liệu, gọi là quy tắc từ sợi trở đi trong ngành dệt may. Hiện nay nếu nhập nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc sang thì được xem là một nước trong TPP, mặc dù sản phẩm sản xuất tại Việt Nam nhưng không được xem là TPP và không được giảm thuế. Giải pháp ở đây là có thể mở rộng kêu gọi đầu tư từ doanh nghiệp trong các ngành”.

Từ ba quốc gia ban đầu, sau gần 7 năm có hiệu lực, số nước tham gia đàm phán đã tăng gấp 4 lần, điều đó khẳng định tính hiệu quả thiết thực của hiệp định TPP. Ý nghĩa của hiệp định mậu dịch tự do này càng lớn hơn khi các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên tới năm 2015 sẽ giảm bằng không, mở rộng cánh cửa thương mại, trao đổi hàng hóa thông thoáng, phù hợp xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước