Khoảng 70% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và coi Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật cũng muốn Việt Nam nâng cao năng lực cung ứng.
Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát, số lượng doanh nghiệp có lãi chiếm 65,1%, tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2016. Việt Nam hấp dẫn với những lợi thế đầu tư về quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng, tình hình chính trị - xã hội ổn định và chi phí nhân công rẻ.
Theo đại diện văn phòng JETRO tại Hà Nội, còn nhiều rủi ro trong môi trường đầu tư nếu Việt Nam muốn tiếp tục hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài cần thay đổi, trong đó cần cải thiện các hạng mục như hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thực thi chưa minh bạch, cơ chế thủ tục về thuế phức tạp và chi phí nhân công đang trên đà tăng cao.
JETRO cũng nhấn mạnh tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam chỉ đạt 33,2%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2016. Tỷ lệ này vẫn luôn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ để nâng cao năng lực cung ứng cho doanh nghiệp Nhật Bản sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho Việt Nam.
Trong năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đã vượt mức kỷ lục với trên 8,6 tỷ USD. Đặc biệt, không chỉ ngành chế biến chế tạo mà dòng vốn đầu tư đã đa dạng hơn với nhiều lĩnh vực cho thấy Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!