Doanh nghiệp du lịch trực tuyến xoay xở hồi phục sau dịch

Chinh Vũ-Thứ tư, ngày 30/09/2020 20:03 GMT+7

VTV.vn - Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, trong đó có mảng du lịch trực tuyến do phát triển dựa trên ngành du lịch, hàng không.

Trải qua 2 đợt cao điểm dịch, các doanh nghiệp du lịch trực tuyến Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt giao dịch ngưng trệ, gần như là bằng 0. Bằng nhiều cách xoay xở, nhiều doanh nghiệp đã trụ được cho đến thời điểm này khi ngành du lịch đang có nhiều tín hiệu khởi sắc.

Thời điểm vắng bóng khách đi du lịch do các đợt cao điểm dịch, một doanh nghiệp du lịch tận dụng quỹ thời gian để đầu tư, xây dựng nền tảng đại lý du lịch trực tuyến của mình. Khi đợt bùng phát dịch thứ 2 bắt đầu được kiểm soát tốt, cũng là lúc đơn vị tung ra các kế hoạch phát triển hệ thống đại lý con thông qua nền tảng công nghệ để đủ năng lực đáp ứng ngay khi nhu cầu du lịch nội địa quay trở lại.

Doanh nghiệp du lịch trực tuyến xoay xở hồi phục sau dịch - Ảnh 1.

Trải qua 2 đợt cao điểm dịch, các doanh nghiệp du lịch trực tuyến Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt giao dịch ngưng trệ.

Trong khi đó, một doanh nghiệp làm nền tảng đặt homestay khác thì dùng thời gian rảnh rỗi để phát triển các kênh marketing mới như tạp chí du lịch, vừa là cách để có được nguồn thu, vừa giúp đội ngũ nắm bắt tốt hơn những xu hướng du lịch mới sau dịch.

Theo đơn vị nghiên cứu du lịch Outbox Consulting, đại dịch sẽ khiến quy mô các chuyến du lịch thu nhỏ lại trong thời gian tới. Hơn 30% người được khảo sát cho biết họ sẽ đi du lịch không quá 3 ngày, hướng đến các địa điểm gần, buộc chiến lược của các nền tảng du lịch trực tuyến thay đổi theo.

Doanh nghiệp du lịch trực tuyến xoay xở hồi phục sau dịch - Ảnh 2.

Phố cổ Hội An (Quảng Nam) vắng vẻ vì đại dịch COVID-19. (Ảnh: NLĐ)

Du lịch trực tuyến là một trong những ngành được rót vốn đầu tư mạo hiểm nhiều nhất tại Việt Nam. Các công ty khởi nghiệp ngành này từng gọi được đến 64 triệu USD chỉ trong 1 năm, theo Topica Founder Institute.

Tuy nhiên, đại dịch đã buộc nhiều công ty phải thay chiến lược từ "tăng trưởng" sang chiến lược sinh tồn, co cụm hoạt động để cắt giảm chi phí. Xu hướng này vẫn sẽ duy trì dù cao điểm dịch đã qua đi.

Giới đầu tư cho rằng, về ngắn hạn, các công ty du lịch trực tuyến sẽ phải "chịu khổ" để cân đối bài toán giữa chi phí và tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu vượt qua được, họ sẽ đứng trước cơ hội tăng tốc có 1-0-2 mà đại dịch đã tạo ra, vì người dùng có xu hướng tìm đến các kênh trực tuyến một cách tự nhiên, không tốn nhiều chi phí marketing quảng cáo để thuyết phục, mà vẫn có nhiều khách.

Ứng dụng du lịch Việt Nam sẽ ra mắt trong 10 ngày tới Ứng dụng du lịch Việt Nam sẽ ra mắt trong 10 ngày tới

VTV.vn - Đây là nội dung Diễn đàn Du lịch "Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam" diễn ra vào sáng nay (30/9) đề cập tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước