Đó là lý giải của đại diện Bộ Công Thương tại cuộc họp báo chiều tối 3/9 tại Hà Nội. Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, trong tháng 7 giá xăng dầu trong nước tăng 3 lần, tháng 8 có tăng, có giảm, tuy nhiên điều này không tác động đến việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 0,83% của tháng 8 mà nguyên nhân tác động trực tiếp là do giá dịch vụ y tế tăng và việc bước vào năm học mới, nhu cầu mua sắm đồ dùng học tập tăng cao.
‘ CPI tháng 8 tăng do tăng giá dịch vụ y tế. Ảnh: Hà Nội mới
Theo lộ trình, trong tháng 9 Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ việc ban hành nghị định mới thay thế Nghị định 84 về quản lý mặt hàng xăng dầu.
Cũng theo báo cáo, chỉ số hàng tồn kho đối với nhiều mặt hàng đã giảm so với tháng trước, nhưng với mặt hàng sữa tồn kho vẫn tăng cao ở mức gần 26%. Tháng 8, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,5 tỷ USD, giảm 0,9%, trong đó nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 15,5%.